Sau Khi Ăn Trái Ngọt, Tôi Bị Quỷ "Ăn"
Chương 40: Quê ngoại hẻo lánh
“Ừ. Con thay mẹ con đi, cũng là cháu bên ngoại mà. Con đi cứ đi theo thằng Quang là được.” Mợ đáp.
Ba rưỡi chiều, Văn Ninh mặc toàn đồ đen, xách đồ xách đạc theo em họ đi nhà ngoại. Cũng may là trời đã ngớt mưa, nếu không đi lại khó khăn càng khó khăn hơn.
Em họ truyền đạt vài thông tin quan trọng cho Văn Ninh về người bác họ đã mất. Tên Dương Minh Thành, thọ bốn mươi chín tuổi. Ông mắc bệnh trầm cảm rất nặng, năm ngoái vào trong rừng sâu treo cổ tự tử. Thi thể khô lại rồi mới có người tìm thấy. Gia đình quyết định chôn cất trước rồi tới khi có điều kiện mới làm đám tang sau, kiểu như vậy người ta gọi là làm “ma khô”, khác với mất rồi làm đám tang ngay.
“Lúc đó nhà báo công an mất tích, tìm mấy tháng không thấy, sau này có người đi rừng sâu mới vô tình phát hiện. Khu rừng đó đi bộ phải hơn nửa ngày, vừa hoang vắng vừa âm u…” Em họ vừa nói vừa rùng mình. “Xác khô queo cả rồi, treo trên cây cổ thụ. Lúc mọi người đến lấy thi thể, còn làm rơi cái đầu…”
Văn Ninh không muốn tưởng tượng thêm nên bảo em họ đừng nói nữa. Em họ nghe vậy cười hi hi ha ha, hỏi có phải anh sợ rồi không? Văn Ninh phải bịt miệng thằng nhóc lôi đi nó mới chịu ngừng.
Hồ Lan là một thôn núi vùng núi cao, đi được một đoạn đường còn phải gửi xe đi bộ hai tiếng mới đến nơi. Thậm chí trước khi đi, Văn Ninh còn không nghĩ thời buổi bây giờ vẫn còn có một thôn làng xa xôi như thế, chỉ riêng cái việc đi bộ hai tiếng thôi là đã rất hãi rồi. Lúc Văn Ninh và em họ đến nơi đã gần năm rưỡi chiều. Mùa này trời tối rất sớm, năm rưỡi gần như đã không thấy đường. Nhờ vào chút ánh sáng yếu ớt của ngày, cộng thêm ánh đèn rải rác khắp nơi, Văn Ninh mới nhận ra hình dáng kết cấu của thôn. Thôn nằm trên một bình nguyên, một bên là khối núi cao ngất, một bên là vực sông chảy xiết, sâu hun hút. Hẻo lánh vậy mà có tới gần ba chục hộ. Mấy năm trước điện lưới quốc gia mới kéo được tới đây, sóng điện thoại khá yếu, nghe gọi được đã là tốt lắm rồi chứ đừng nói đến lên mạng.
Nhà ngoại mấy nhà đều tập trung một góc đồi, sơ sơ có nhà bà ngoại, bà hai, ông cả, với mấy nhà cô bác có họ hàng tông ti. Nhà làm đám tang là nhà bà hai, cách nhà bà ngoại của Văn Ninh chừng vài trăm mét, nằm ngay gần một con suối cạn. Văn Ninh đợi em họ ở một gốc cây to, còn nó đi cất đồ ở nhà bà ngoại, hai phút sau đã quay trở lại.
“Không ai ở nhà, chắc là xuống nhà dưới hết rồi.” Em họ nói rồi đi trước dẫn đường.
Cũng như kiến trúc thường thấy của vùng này, nhà bà hai là một căn nhà trình tường kết hợp gỗ, lợp ngói âm dương, tương đối rộng, nhìn qua có vẻ khá lâu đời. Sân rộng hơn nhà rất nhiều, xa xa bên một góc đồi nơi có mấy khóm tre mai là chuồng trại gia súc.
Chỗ đất trống trước sân có dựng một cây nêu rất bắt mắt, trong sân giăng sẵn bạt thay thế mái che nắng che mưa. Cảnh tượng hơi hỗn loạn, người thì lo sắp đồ cúng, người thì ngồi xơi nước hút thuốc, người thì nói chuyện sang sảng, có người thì bận bịu với những chiếc mâm đồng bưng thức ăn lên những cái bàn đã kê sẵn. Trẻ con phải chừng hơn chục đứa, đứa to đứa bé trai gái đủ cả, cười đùa tíu tít, thi thoảng còn bị người lớn quát không được táy máy lung tung.
Thấy em họ, một người phụ nữ chừng hơn hai mươi tuổi tóc búi sau đầu, vẻ mặt mệt mỏi, đi tới nói bằng tiếng địa phương mấy câu. Văn Ninh nghe không hiểu.
Em họ phải dịch lại Văn Ninh mới biết, thì ra người phụ nữ kia là cô út của họ, vừa nãy cô nói bà ở trong nhà, bảo nó vào chào bà đã rồi ra ăn cơm.
Người cô út nói xong định đi ngay, nhưng bỗng khựng lại hỏi em họ một câu. Em họ đáp bằng tiếng địa phương. Hai người cứ nói một hồi vẫn chưa ngừng lại.
Văn Ninh khá bất ngờ về cậu em này, bởi trước giờ cậu chưa từng thấy nó nói thứ tiếng nào khác ngoài tiếng phổ thông. Trong làng cậu lại đa dân tộc, nên giao tiếp chủ yếu vẫn bằng thứ tiếng thông dụng nhất, nên Văn Ninh không có hiểu biết gì với tiếng mẹ đẻ và những ngôn ngữ khác.
“Cháu là con chị Chi à? Tên gì?” Cô út nói chuyện với em họ xong thì hỏi Văn Ninh bằng tiếng phổ thông hơi không rõ của mình.
Văn Ninh đáp: “Dạ, cháu tên Ninh ạ. Tên đầy đủ Vũ Văn Ninh.”
“Ừ.” Cô út không nói gì thêm rồi quay người đi mất.
Em họ vỗ vai Văn Ninh, nhỏ giọng: “Tính của cô út thế đấy, với ai cũng tỏ ra khó chịu. Bọn mình vào nhà chào bà đi. Ặc, bà còn khó tính hơn cô út, thêm mấy họ hàng cũng khó đối phó nữa… Anh để ý chút.”
Gian giữa nhà là nơi thờ cúng tiếp khách cũng như làm các lễ chính, đặt rất nhiều thứ kì lạ. Văn Ninh không kịp nhìn rõ đã đi qua bên kia theo em họ. Ở đó có cái bàn uống nước chè, có khoảng năm sáu người lớn mặc áo vải đen ngồi đó.
Văn Ninh nhận ra ngay một người đàn ông ngoài bốn mươi, đó là bố của Quý Dương – Vi Văn Sâm. Sở dĩ ông ta họ Vi còn Quý Dương họ Lục, là vì Quý Dương theo họ mẹ. Còn lại là hai cụ bà ngồi cạnh nhau, một cụ ông, và hai người đàn ông trung niên.
“Đến rồi à?” Lên tiếng là một người phụ nữ khoảng chừng ngoài sáu mươi tuổi, tóc búi ngược, mặt hằn học những nếp nhăn.
“Vâng. Cháu chào bà. Chào ông, chào bà hai, chào các bác ạ.”
Em họ chào muốn hụt hơi. Văn Ninh cũng hơi vụng về chào theo.
“Con nhà ai mà lạ thế?” Người được gọi là bà hai nhìn chòng chọc Văn Ninh rồi hỏi.
Ba rưỡi chiều, Văn Ninh mặc toàn đồ đen, xách đồ xách đạc theo em họ đi nhà ngoại. Cũng may là trời đã ngớt mưa, nếu không đi lại khó khăn càng khó khăn hơn.
Em họ truyền đạt vài thông tin quan trọng cho Văn Ninh về người bác họ đã mất. Tên Dương Minh Thành, thọ bốn mươi chín tuổi. Ông mắc bệnh trầm cảm rất nặng, năm ngoái vào trong rừng sâu treo cổ tự tử. Thi thể khô lại rồi mới có người tìm thấy. Gia đình quyết định chôn cất trước rồi tới khi có điều kiện mới làm đám tang sau, kiểu như vậy người ta gọi là làm “ma khô”, khác với mất rồi làm đám tang ngay.
“Lúc đó nhà báo công an mất tích, tìm mấy tháng không thấy, sau này có người đi rừng sâu mới vô tình phát hiện. Khu rừng đó đi bộ phải hơn nửa ngày, vừa hoang vắng vừa âm u…” Em họ vừa nói vừa rùng mình. “Xác khô queo cả rồi, treo trên cây cổ thụ. Lúc mọi người đến lấy thi thể, còn làm rơi cái đầu…”
Văn Ninh không muốn tưởng tượng thêm nên bảo em họ đừng nói nữa. Em họ nghe vậy cười hi hi ha ha, hỏi có phải anh sợ rồi không? Văn Ninh phải bịt miệng thằng nhóc lôi đi nó mới chịu ngừng.
Hồ Lan là một thôn núi vùng núi cao, đi được một đoạn đường còn phải gửi xe đi bộ hai tiếng mới đến nơi. Thậm chí trước khi đi, Văn Ninh còn không nghĩ thời buổi bây giờ vẫn còn có một thôn làng xa xôi như thế, chỉ riêng cái việc đi bộ hai tiếng thôi là đã rất hãi rồi. Lúc Văn Ninh và em họ đến nơi đã gần năm rưỡi chiều. Mùa này trời tối rất sớm, năm rưỡi gần như đã không thấy đường. Nhờ vào chút ánh sáng yếu ớt của ngày, cộng thêm ánh đèn rải rác khắp nơi, Văn Ninh mới nhận ra hình dáng kết cấu của thôn. Thôn nằm trên một bình nguyên, một bên là khối núi cao ngất, một bên là vực sông chảy xiết, sâu hun hút. Hẻo lánh vậy mà có tới gần ba chục hộ. Mấy năm trước điện lưới quốc gia mới kéo được tới đây, sóng điện thoại khá yếu, nghe gọi được đã là tốt lắm rồi chứ đừng nói đến lên mạng.
Nhà ngoại mấy nhà đều tập trung một góc đồi, sơ sơ có nhà bà ngoại, bà hai, ông cả, với mấy nhà cô bác có họ hàng tông ti. Nhà làm đám tang là nhà bà hai, cách nhà bà ngoại của Văn Ninh chừng vài trăm mét, nằm ngay gần một con suối cạn. Văn Ninh đợi em họ ở một gốc cây to, còn nó đi cất đồ ở nhà bà ngoại, hai phút sau đã quay trở lại.
“Không ai ở nhà, chắc là xuống nhà dưới hết rồi.” Em họ nói rồi đi trước dẫn đường.
Cũng như kiến trúc thường thấy của vùng này, nhà bà hai là một căn nhà trình tường kết hợp gỗ, lợp ngói âm dương, tương đối rộng, nhìn qua có vẻ khá lâu đời. Sân rộng hơn nhà rất nhiều, xa xa bên một góc đồi nơi có mấy khóm tre mai là chuồng trại gia súc.
Chỗ đất trống trước sân có dựng một cây nêu rất bắt mắt, trong sân giăng sẵn bạt thay thế mái che nắng che mưa. Cảnh tượng hơi hỗn loạn, người thì lo sắp đồ cúng, người thì ngồi xơi nước hút thuốc, người thì nói chuyện sang sảng, có người thì bận bịu với những chiếc mâm đồng bưng thức ăn lên những cái bàn đã kê sẵn. Trẻ con phải chừng hơn chục đứa, đứa to đứa bé trai gái đủ cả, cười đùa tíu tít, thi thoảng còn bị người lớn quát không được táy máy lung tung.
Thấy em họ, một người phụ nữ chừng hơn hai mươi tuổi tóc búi sau đầu, vẻ mặt mệt mỏi, đi tới nói bằng tiếng địa phương mấy câu. Văn Ninh nghe không hiểu.
Em họ phải dịch lại Văn Ninh mới biết, thì ra người phụ nữ kia là cô út của họ, vừa nãy cô nói bà ở trong nhà, bảo nó vào chào bà đã rồi ra ăn cơm.
Người cô út nói xong định đi ngay, nhưng bỗng khựng lại hỏi em họ một câu. Em họ đáp bằng tiếng địa phương. Hai người cứ nói một hồi vẫn chưa ngừng lại.
Văn Ninh khá bất ngờ về cậu em này, bởi trước giờ cậu chưa từng thấy nó nói thứ tiếng nào khác ngoài tiếng phổ thông. Trong làng cậu lại đa dân tộc, nên giao tiếp chủ yếu vẫn bằng thứ tiếng thông dụng nhất, nên Văn Ninh không có hiểu biết gì với tiếng mẹ đẻ và những ngôn ngữ khác.
“Cháu là con chị Chi à? Tên gì?” Cô út nói chuyện với em họ xong thì hỏi Văn Ninh bằng tiếng phổ thông hơi không rõ của mình.
Văn Ninh đáp: “Dạ, cháu tên Ninh ạ. Tên đầy đủ Vũ Văn Ninh.”
“Ừ.” Cô út không nói gì thêm rồi quay người đi mất.
Em họ vỗ vai Văn Ninh, nhỏ giọng: “Tính của cô út thế đấy, với ai cũng tỏ ra khó chịu. Bọn mình vào nhà chào bà đi. Ặc, bà còn khó tính hơn cô út, thêm mấy họ hàng cũng khó đối phó nữa… Anh để ý chút.”
Gian giữa nhà là nơi thờ cúng tiếp khách cũng như làm các lễ chính, đặt rất nhiều thứ kì lạ. Văn Ninh không kịp nhìn rõ đã đi qua bên kia theo em họ. Ở đó có cái bàn uống nước chè, có khoảng năm sáu người lớn mặc áo vải đen ngồi đó.
Văn Ninh nhận ra ngay một người đàn ông ngoài bốn mươi, đó là bố của Quý Dương – Vi Văn Sâm. Sở dĩ ông ta họ Vi còn Quý Dương họ Lục, là vì Quý Dương theo họ mẹ. Còn lại là hai cụ bà ngồi cạnh nhau, một cụ ông, và hai người đàn ông trung niên.
“Đến rồi à?” Lên tiếng là một người phụ nữ khoảng chừng ngoài sáu mươi tuổi, tóc búi ngược, mặt hằn học những nếp nhăn.
“Vâng. Cháu chào bà. Chào ông, chào bà hai, chào các bác ạ.”
Em họ chào muốn hụt hơi. Văn Ninh cũng hơi vụng về chào theo.
“Con nhà ai mà lạ thế?” Người được gọi là bà hai nhìn chòng chọc Văn Ninh rồi hỏi.