Bạn Cùng Bàn Nói Tôi Giống Chó Của Cậu Ấy
Chương 84: Trưởng thành
Từ hôm đó, tôi không nhắc về Tuấn Anh với bất kì một ai nữa. Cũng lập tức tháo nhẫn và dây chuyền của cậu ấy đem cất đi thật kỹ.
Nhưng không phải vì vậy mà tôi ngừng dành tình cảm cho người. Tôi vẫn thích Tuấn Anh, vô cùng thích, chỉ là tâm tư này nên đè nén lại trong lòng. Cậu ấy không còn thuộc về tôi nữa rồi.
Năm lớp 11, tôi biết uống bia.
Lên lớp 12, tôi tập tành hút thuốc.
Ba năm qua, tôi đánh nhau sau lưng giáo viên vô số lần, lăn qua lộn lại thu thập được rất nhiều đàn em. Người ta gọi tôi là anh An, ừ, Anh An, Anh trong Tuấn Anh. Tôi không có được người nên đã ăn cắp tên của cậu ấy gán ghép vào tên mình. Tôi lén lút vụng trộm yêu thầm, như vậy vợ cậu ấy sẽ không biết mà đánh ghen đâu nhỉ?
Tôi sao chép tất tần tật từ phong thái đến con người của cậu ấy.
Tuấn Anh học giỏi, tôi cũng phấn đấu đạt được vô vàn thành tích. Tuấn Anh dương quang xán lạn, tôi cũng cười nói tỏ ra thân thiện với tất cả mọi người. Tuấn Anh chơi điện tử thì tôi cũng vùi đầu nhảy Audition. Tuấn Anh hát hay năng nổ, tôi cũng hưởng ứng tham gia mọi phong trào của trường.
Tuấn Anh được mọi người tung hô, tôi cũng làm đại ca của một nhóm đại ca của một đám đại ca.
Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc tôi trở thành kẻ xấu. Tuấn Anh của người ta tốt bụng thì tôi cũng muốn tốt đẹp y như cậu ấy.
Tôi không bắt nạt bạn học, tôi chỉ thu thập bạn học.
Nhớ lại năm ngoái, thời gian đầu chỉ có một ít đám nhóc theo sau nịnh nọt, tôi đoán họ cho rằng tôi có chỗ dựa vững như núi xung quanh trường nên mới xun xoe đi theo. Thế mà tôi không từ chối như hồi lớp 10 nữa, thản nhiên chấp nhận, ngầm đồng ý mình là đại ca.
Tôi muốn mình trở thành đại hiệp như Tuấn Anh nhưng không biết phải làm sao. Vậy nên tôi thường ngồi xổm trên bờ tường quan sát, đợi xem có ai bị trấn lột tiền thì nhảy xuống ra tay tương trợ, nhưng mỗi lần chưa kịp nhún người thì lại bị tên đại ca đó chạy tới hồ hởi gọi, "Anh An, đã ăn sáng chưa? Đi ăn với em không? Em mời."
"..."
Đừng tỏ ra vẻ thân thiết! Như thế thì làm sao mà xuống tay được?
Thua keo này tôi bày keo khác.
Tôi năn nỉ đàn em của mình đi khắp các hành lang, lượn đủ vòng mỗi khối, thậm chí có thằng còn nhiệt tình đi photo hàng trăm tờ quảng cáo.
"Nếu bị bạo lực học đường hãy đến tìm đại ca Bình An lớp 11-T1/2"
Tôi nện cho nó một cú, "Mày ghi thế này thì tụi nó tưởng gặp tao để ăn đòn thêm à?"
Vậy là tôi cùng cả bọn cặm cụi ngồi tô đen hai chữ "đại ca" suốt cả buổi. Tiền photo có ít thì cũng là tiền, tôi cần phải tiết kiệm cho đàn em thơ ngây của mình.
Quả nhiên có tác dụng, số người đến tìm tôi bít kín cửa lớp, thậm chí phô trương tới nỗi ùn ùn tắc nghẽn cả cầu thang. Phần nhiều chắc là hóng chuyện xem trò vui.
Tôi làm mặt lạnh bước ra nhưng trong lòng vui vẻ vô cùng, sắp được đánh kẻ xấu cứu người tốt giống Tuấn Anh nhà người ta rồi.
Nhưng khi thấy mọi người thi nhau nhét tiền lẻ vào tay mình thì ngạc nhiên vô cùng, có người vội tới nỗi còn thảy cả xuống đất. Ban đầu, tôi tưởng là thư nặc danh tố cáo nên mới hả hê ôm vào lòng, nhưng vài giây sau nhìn xuống mới ngỡ ngàng không phản ứng kịp. Khi thấy có cả tờ năm mươi nghìn, một trăm nghìn thì hoảng sợ, hồn vía muốn treo ngược cành cây.
Tôi chạy theo tóm được cổ thằng nhóc vừa ném tờ màu xanh chói loá, "Ê nhóc con! Sao mày ném tiền vào người tao? Chúng mày có ý gì?"
Không ngờ nó lại ôm đầu, la oai oái: "Á đừng mà! Đừng mà! Hôm nay em chỉ có nhiêu đó thôi. Ngày... ngày mai em nộp thêm được không?"
Tôi sững sờ. Cuối cùng sau bao nhiêu lời ngọt nhạt nhẹ nhàng, nó mới bình tĩnh nói: "Anh là trùm trường rồi, người khác bắt nạt tụi em thì cũng là cống nạp cho anh. Hôm nay anh đã ra mặt thì tụi em phải biết điều trực tiếp đến nộp lên cho anh thôi."
Tôi phải giải thích muốn khô nước miếng rằng chưa từng nhận "cống nạp" của ai hết. "Anh cũng không phải trùm trường, anh chỉ muốn trường mình chấm dứt nạn bạo lực học đường nên mới muốn hỏi xem ai đang bị bắt nạt, không ngờ tụi em lại hiểu lầm như thế. Tụi em thế này là chắc chắn có người bắt nạt rồi. Em cứ nói với anh, anh đảm bảo từ giờ trở đi sẽ không ai ức hiếp em nữa."
Thằng nhóc liếc ra phía sau vai tôi.
"..."
Tôi quay lại.
Đàn em cười hề hề xua tay, "Anh An đừng nghe nó nói bậy!"
"Nó đã nói gì đâu." Tôi đứng thẳng người dậy.
Đàn em quỳ thụp xuống, "Chuyện quá khứ rồi mà chẳng lẽ anh lại tính toán với em sao? Anh em mình sống chết có nhau mà?"
"Tao sống chết với mày hồi nào?" Tôi bực bội.
Rõ ràng là tụi nó tự hứa hẹn rồi lẽo đẽo đi theo. Rồi tự nhiên hở tí là quỳ xuống làm gì không biết, tôi không nhớ mặt thằng này lắm vì đông quá nên không biết đã từng bị tôi tẩn cho bao nhiêu lần mà sợ như vậy?
Thực ra là tụi này nhát chết!
Nếu bọn nó thông minh, mỗi thằng cùng xông lên đấm tôi nửa cú thôi thì chỉ vỏn vẹn hai ba phút cũng có thể đặt mua một cái quan tài nhỏ, lập tức chôn tôi ngay tại đây. Nhưng đám này dè chừng tụi anh Hùng, anh Thịnh đang chống lưng cho tôi. Trong mắt tụi nó, tôi oai như cóc nên mới đòi theo làm đàn em rồi nịnh bợ để không bị dân anh chị ngoài trường nhắm tới. So với các anh ấy thì đám lấc cấc trong trường chỉ như cục hỉ mũi, bày đặt hống hách, lấy việc ức hiếp kẻ yếu làm sang. Tụi nó tự mình doạ mình, muốn sống yên ổn ở cái huyện này thì phải biết nhìn trước ngó sau, vì vậy hiển nhiên là tụi nó tự ý bưng tôi lên bàn thờ mà ngồi. Cho rằng tôi là con cưng của các anh ấy, phải thờ phụng cho thật kỹ.
Vì sao lại nói tôi là đại ca của đại ca của đại ca của đại ca cũng có lý do cả.
Tụi nó đều ở vô số nhóm khác nhau nên sau khi làm đàn em của tôi rồi thì nội bộ vô cùng lục đục, chả thằng nào tin được bố con thằng nào. Vậy nên mới có cảnh quỳ lạy sợ sệt như thế. Mỗi lần ai phạm lỗi gì đều sẽ sợ hãi vì nghĩ rằng tất cả đàn em "trung thành" của tôi sẽ đoàn kết lại tẩn hội đồng cho một trận. Chỉ có duy nhất một mình tôi biết rõ cái băng đảng như nồi cám heo rời rạc này chẳng thằng nào ưa mẹ con thằng nào hết.
Đừng nói tới hai chữ đoàn kết, chính tôi là đại ca trong mắt tụi nó mà còn luôn lo sợ bất an sẽ bị đánh lén mỗi khi một mình đi phía trước.
Vì thế, tôi là trưởng nhóm (theo như tụi nó tung hô mà tôi cũng không từ chối) nhưng luôn đi sau cùng, có đứa hỏi thì tôi bịa đại là "để quan sát tụi mày kĩ càng hơn." Có ai mà ngờ, từ khi ấy tụi nó đi đâu làm gì luôn rẽ thành hai hàng dọc thẳng tắp, để lại một mình tôi trơ trọi, lẻ loi, cô đơn đứng chình ình ở giữa. Cứ như thể tôi là sếp còn tụi nó là vệ sĩ đi theo bảo kê vậy.
Người ngoài nhìn vào quả thực đã tăng thêm độ nhận diện thương hiệu trùm băng đảng lên vô số lần.
Người ta sợ tôi cũng có lý do là vì vậy.
Trước mặt người ngoài nên tôi không đánh nhau. Ngoài "đàn em trong nhà" và lần đầu tiên năm lớp 10 ra thì chưa từng có ai nhìn thấy tôi quậy cả. Tôi học tập theo Tuấn Anh, lôi ra ngoài trường mới tẩn.
Tôi hỏi: "Quá khứ là khi nào?" Rõ ràng thằng nhóc kia ám chỉ đàn em của tôi đang là người bắt nạt.
Đàn em cúi đầu, "Dạ... Hôm qua."
"..."
Đệch!
Hôm đó, ở sau trường, tôi lại phải luyện tập thư giãn gân cốt một phen.
Tôi cũng đâu có muốn thu thập theo cách bạo lực. Nhưng những tên này đều là dân cá lóc cá chép, thân lừa ưa nặng, dùng văn học cảm hoá không thông nên mới đành phải tác động vật lý. Dĩ nhiên, tôi chỉ tác động sơ sơ thôi. Trường tôi đúng là giống như thầy Hiệu phó quảng cáo, dạng bạo lực học đường hàng thật giá thật như thằng A Lửng hoàn toàn không có. Tuy nhiên những thành phần bất trị, bất hảo, bất cần... thì vẫn còn lác đác.
Sau đó chúng tôi mở một cuộc hội thảo ở quán bida.
Thứ nhất là trao trả toàn bộ tiền lại cho các bạn học.
Thứ hai là phải thành tâm xin lỗi, hứa sẽ sửa đổi và phải nhận được lời tha thứ từ bạn thì mới được cho về nhà. Điều này tưởng đơn giản nhưng lại khó khăn vô cùng. Đầu tiên, mấy con cá lóc sẽ tự cao không thèm xin lỗi, dùng ánh mắt lén lút uy hiếp bạn hoặc xấc xược xin lỗi qua loa. Chính vì vậy nên tôi mới phải đem sang quán bida, đây cũng là đề nghị của anh Thịnh sau khi đọc "thời gian biểu" mà tôi ghi vào sổ "công tác", anh ấy sẽ hậu thuẫn cho tôi. Anh Hùng còn thảy thêm mấy anh nữa đến, một hàng xăm trổ đứng nhìn vào chằm chằm thì có muốn láo cũng phải tém lại, lấc cấc thế nào thì cũng đang còn là học sinh cấp ba, so với mấy anh ấy thì chỉ nhỏ như con tép, nào dám hó hé gì. Tiếp đến là người bị bắt nạt sẽ rất khó để chấp nhận lời xin lỗi, tôi từng trải, từng là nạn nhân nên hiểu hơn ai hết. Người cứng rắn sẽ khinh bỉ không chấp nhận, còn người yếu mềm sẽ gật đầu đại cho xong vì sợ bị trả thù.
Chính vì vậy tôi mới phải dùng hai từ "thành tâm" với đàn em của mình. Tôi cũng đứng ra đảm bảo với bạn học khác vô cùng chân thành để họ có thể thoải mái tới trường.
Tôi bắt chước theo Tuấn Anh, nói rằng bạo lực học đường không phải chuyện nhỏ.
"Từ hôm nay trở đi, nếu các bạn bị bắt nạt thì đừng nhẫn nhịn nữa, càng nhịn nhục thì người ta càng lấn tới, càng im lặng thì họ càng hả hê. Nếu không thể chống trả thì hãy chia sẻ với bạn bè, người thân hoặc thầy cô trong trường, như vậy chí ít các bạn cũng có người đồng hành kéo mình ra khỏi bóng tối. Đừng im lặng cho qua! Đừng cố chịu đựng một mình! Như vậy lâu dần sẽ hình thành tâm bệnh, gia đình và nhà trường cũng vô hình chung không thể nào chạm đến chúng ta để san sẻ, yêu thương được. Tại sao mình lại nói là chúng ta? Vì mình cũng từng là nạn nhân của bạo lực học đường. Từ mẫu giáo đến cấp hai, mình bị đánh và sỉ nhục không biết bao nhiêu lần. Nhưng..."
Tôi khựng lại giây lát, đang định nói "có người đã luôn bảo vệ mình", may mà thắng lại kịp.
"Nhưng hôm nay mình vẫn đứng ở đây để cho các bạn một lời đảm bảo từ nay về sau các bạn sẽ đi học trong môi trường an toàn, không phải sao? Có thể các bạn nghĩ mình nói xạo, nghĩ mình có người chống lưng nên tỏ vẻ, nghĩ mình mới là kẻ đứng sau bắt nạt người khác. Sai! Tất cả những gì mình nói đều là sự thật. Các bạn tin hay không thì nó cũng đâu quan trọng bằng việc từ nay về sau sẽ được học hành thoải mái, không áp lực. Đúng không? Vậy nên cứ để thời gian trả lời xem mình có thực hiện được lời hứa ngày hôm nay hay không. Mình từng là nạn nhân nên hơn ai hết, mình căm ghét bạo lực học đường tận xương tận tuỷ. Các bạn đang cảm thấy nực cười vì mình cũng đang vô hình sử dụng vũ lực ư? Vậy nếu là các bạn, các bạn sẽ làm gì? Dùng tình yêu thương của nhân loại cảm hoá? Nếu không có các anh ấy đứng đây nhìn vào thì những người bắt nạt các bạn có ngoan ngoãn nghe lời không? Thầy cô trong trường đã tốn không biết bao nhiêu tâm sức, thậm chí đến tận nhà khuyên nhủ nhưng đã có thành phần ngỗ nghịch nào quay đầu chưa? Không hề có một ai!"
"Từ ngàn đời xưa, nước mình bị chiếm đánh xâm lược thì ông cha ta cũng phải cầm cuốc cầm xẻng, có gì đánh nấy, anh dũng xông lên sống mái cùng giặc ngoại xâm rồi. Chẳng lẽ như vậy là sai trái hay sao? Giặc đến nhà thì chúng ta phải hồ hởi mời cơm rồi nín nhịn bị ức hiếp đến mất nước luôn sao? Không phải vì vậy mà mình cổ xuý cho hành vi bạo lực, ở đây mình chỉ muốn nhấn mạnh rằng mình sẽ cố gắng bằng mọi cách để có thể giúp các bạn. Vậy nên các bạn phải mạnh mẽ lên! Mỗi một người các bạn đều là một viên gạch để xây lên ngôi nhà đẹp đẽ vững chãi to lớn. Nếu các bạn tổn thương vỡ nát thì đất nước này cũng chênh vênh kém cỏi. Hãy vững tin vào bản thân mình! Mỗi người các bạn đều xứng đáng được tôn trọng và bảo vệ! Bác Hồ còn từng nói "cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập". Các bạn là mầm non của đất nước thì hãy ngẩng cao đầu, thẳng sống lưng mà vươn cao lên đưa nước mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Đừng để đầu óc, thân thể bị chèn ép áp lực rồi học hành sa sút."
"Mình đứng đây ngày hôm nay để bênh vực các bạn." Tôi chỉ sang đám đàn em, "Những người bên này không phải đồng bọn của mình."
Đàn em: "..."
Những người bị ức hiếp hầu hết đều là học sinh chăm học nên tôi mới phải đánh thẳng vào tâm lý như thế.
Có bạn lên tiếng: "Anh nói thì hay lắm, nhưng có làm được không mới là vấn đề kìa! Hôm nay tụi nó sợ anh thì vâng vâng dạ dạ nhưng sau lưng sẽ kiếm tụi em rồi uy hiếp. Ai mà dám đến tố cáo cơ chứ!"
Tôi gật đầu, "Câu hỏi hay lắm! Cảm ơn bạn đã dũng cảm nói ra nỗi lòng của mọi người. Mình biết ai ai ở đây cũng đang có chung suy nghĩ này, nhưng sự thật mất lòng, các bạn quá nhút nhát, chỉ vì mang tâm thế sợ hãi như thế nên các bạn cứ mãi bị chèn ép. Mình không đổ lỗi cho các bạn mà mình đang cổ vũ các bạn phải đứng lên đấu tranh." Tôi khua tay một vòng sang bên tụi choai choai, "Đây cũng chỉ là bạn học thôi mà. Chúng mình sợ gì tụi nó? Đã bao giờ đám này đánh các bạn gãy tay, què chân chưa? Chưa đúng không? Đám này chỉ đang hống hách, lấy nắm đấm để tỏ ra uy phong thôi. Các bạn ạ, tụi nó không thực sự là côn đồ. Nếu nói ngày hôm nay là để xin lỗi chi bằng nói từ giờ trở đi hãy cho tụi nó cơ hội sửa sai quay về làm người đàng hoàng xem sao. Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại mà. Nếu nhìn lại, mấy bạn ấy cũng bằng tuổi chúng ta, cũng bắt đầu bước vào tuổi dậy thì xốc nổi, có người cha mẹ bận rộn nên bỏ bê con cái, có người vì quá cô độc nên mới chọn cách sống bạo lực cho có cảm giác được đám đông vây quanh, có người vì ghen ghét đố kị nên nảy sinh tính xấu, nhưng cũng có người chỉ đơn giản là học đòi bắt chước theo thôi. Mình nói như vậy không phải nguỵ biện lý do các bạn ấy có thể sai trái, mình chỉ muốn nhấn mạnh rằng không phải ai sinh ra đã là người xấu. Chúng ta may mắn vẫn còn được nuôi dưỡng trong ngôi trường cấp ba, vẫn còn thời gian sửa chữa sai lầm, sau này ra đời vẫn có cơ hội trở thành công dân có ích cho xã hội, được bạn bè yêu mến, người thân thương yêu, người ngoài ngưỡng mộ. Không ai muốn bạn học của mình trở thành kẻ tệ nạn tù tội người đời phỉ nhổ hết đúng không? Vậy mình xin các bạn hãy bao dung bạn học một lần bằng cách mạnh mẽ đứng lên, đừng nghĩ rằng im lặng nín nhịn là cách bảo vệ bản thân đúng đắn. Việc đó không những làm hại các bạn mà còn vô hình gián tiếp tiếp tay cho người ta vào con đường sai trái không thể cứu vãn nổi."
"Bắt đầu từ khoảnh khắc này trở đi, nếu ai bị uy hiếp thì cứ mạnh dạn chịu đựng một lần cuối cùng sau đó hiên ngang đến nói thẳng vào mặt mình. Mình sẽ trả lại công bằng cho các bạn..." Tôi quay sang bên phải khiến các anh xăm trổ cũng hùng hổ quét một vòng vào đám nhóc lấc cấc, nhấn mạnh, "Đương nhiên cũng sẽ để kẻ bắt nạt các bạn phải trả một cái giá mà bất kì ai nhìn vào cũng lấy đó làm gương sống cho ra hồn người."
Một đàn em cười như mếu, "Thôi mà~ Anh nói nghiêm trọng quá! Bọn em đã xin lỗi hứa sẽ không tái phạm nữa... Trước đây tụi em chỉ... chỉ trêu bạn thôi."
Cuối ngày, anh Tuấn Chinh cho tôi xem lại thước phim anh ấy kì công quay cả buổi, đến đoạn tôi nói cao giọng còn lồng nhạc hùng hồn cao trào vào, tôi nghe mà còn xúc cả động, không tin đấy là mình.
Tôi giơ nắm đấm lên, "Anh mà đăng lên mạng là anh em tương tàn đấy!"
Đương nhiên anh ấy chưa bao giờ làm thế, bây giờ thân hơn nhiều nên tôi chỉ đùa thôi.
Anh ấy bật cười, hứa chỉ giữ giùm để tôi làm kỉ niệm, mai mốt tôi mua máy tính thì chép sang.
Ngày xưa tôi còn ngại, nhưng lâu nay anh ấy hay quay chụp riết, cứ hễ gặp mặt là thấy máy quay quàng trên cổ chĩa sang nên quen rồi, không xấu hổ nữa.
Đương nhiên kết quả mỹ mãn, trường tôi chấm dứt hẳn nạn bạo lực học đường. Thầy hiệu phó tấm tắc khen tôi có khiếu ăn nói, học không bao lâu mà chỉ dùng văn chương cũng có thể cảm hoá bạn bè hướng thiện.
"..."
Tin này ai đồn mà thất thiệt quá vậy? Rõ ràng tôi dùng nắm đấm mà!
Nhưng thầy đau đầu vì tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao quá, làm trường phấn đấu mãi mà vẫn chưa thể đạt chuẩn Quốc gia. Tôi rất quý mến ngôi trường mình đang theo học, vì tôi và bạn trai cũ đã từng đến đây cuồng nhiệt hôn môi.
Nên vì thầy cô, vì ngôi trường cổ kính, tôi lại bắt đầu "khuyên bảo" đàn em học hành.
Tụi nó giãy nảy lên, nói "Anh bảo tụi em học thì thà anh bắt tụi em đi ăn cứt còn hơn."
"Đúng vậy! Ăn cứt đi! Ăn cứt đi!"
"..."
Không đến mức đấy chứ?
Vậy tại sao hồi xưa đậu vào công lập hay vậy?
Chắc chắn là do ăn chơi lêu lổng nên mất gốc. Hỏi ra mới biết thằng nào thằng nấy đều được cho tiền đi học thêm, thời gian đầu cũng có đi học nhưng chơi bời chểnh mảng, sau này đi học thì không hiểu bài nữa nên là... ngại, không dám đến lớp. Dốt càng thêm dốt, mà càng dốt thì càng giấu. Vậy là tôi có cơ hội bắt chước Tuấn Anh thêm một chuyện nữa. Cậu ấy làm thầy giáo thì tôi cũng muốn làm giáo viên, định kèm cho thằng nào vừa ngu vừa giàu đặng tiện lấy tiền không ngượng tay, có ai mà ngờ đàn em hưởng ứng như bà con được mùa thóc, ai nấy đều đòi theo học.
Từ đó tôi có thêm một biệt danh, thầy An.
Vốn dĩ định dạy buổi tối nhưng anh Thịnh không đồng ý, "** má! Đêm hôm khuya khoắt mày về lỡ có chuyện gì tao đền không nổi!"
Lúc nào anh ấy cũng nói câu này, chắc thấy mẹ thương tôi như cục trứng cút nên sợ bị bắt đền.
"Em lớn tồng ngồng rồi. Có gì thì em múc luôn chứ ngán bố con thằng nào!"
Các anh ấy chăm tôi như em út trong nhà. Buổi trưa muốn về cũng cho người đi xe máy theo kè kè, tối đến học võ xong thì anh Tuấn Minh với thầy Khương thay nhau đưa về, thỉnh thoảng anh Hùng đợi sẵn đưa đi ăn uống rồi cũng tiễn tới cổng nhà. Mấy năm trời đều đặn, mưa cũng như nắng đều dắt tôi về trao trả tận tay cho mẹ hết. Sợ tôi đang tuổi vị thành niên, lỡ có gì thì không biết ăn nói thế nào với mẹ cả.
Có khi mưa bão tầm tã, mấy anh nói để xe lại rồi đi ô tô về nhưng tôi không chịu, tôi sợ mất xe của bạn trai cũ.
Chiếc xe này tôi sẽ không trả lại cho cậu ấy đâu vì nó chinh chiến với tôi suốt ba năm trời, biết bao nhiêu kỉ niệm, tôi không có được Tuấn Anh nên cậu ấy phải bù nó cho tôi. Tôi yêu quý đến nỗi năm lớp 10 con gái đòi ngồi cũng không cho, lấy cớ chân yếu tay yếu chở người đẹp run tay đạp không nổi, sau đó về nhà lập tức nhờ An Bình tháo luôn yên sau ra cho khoẻ.
Thời gian đầu tôi quan sát anh Hùng rất lâu, chẳng thấy anh ấy tỏ thái độ khác lạ gì với tôi cả nên tôi đoán chắc anh ấy không biết chuyện tình cảm mập mờ giữa tôi và Tuấn Anh. Qua đây, tôi cũng càng chứng thực được việc kết thông gia vì lợi ích chính trị là chuyện hiển nhiên giữa những gia đình quyền quý. Vì thế anh ấy mới coi như chẳng có gì lạ lẫm hay hoảng hốt nên mới không hề kể cho tôi biết. Nhưng dạo này lâu lâu sẽ chủ động hỏi tôi có muốn nói chuyện với Tuấn Anh không để anh ấy xin số điện thoại cho. Tôi đang ở giai đoạn cố quên đi cậu ấy nên hời hợt từ chối, nói không còn nhớ rõ Tuấn Anh nữa rồi, có gọi cũng chả có ấn tượng gì mà nói. Lên lớp 12, tôi còn cố ý đăm chiêu nhíu mi, làm như ra chiều suy nghĩ, sau đó mới "à à, là Tuấn Anh học chung cấp hai hả? Lâu quá em quên mất tiêu luôn." Đừng nói là anh Hùng, bất kể một người bạn nào của Tuấn Anh nhắc đến tên cậu ấy, tôi đều đáp lại y như thế.
Một phần tôi làm như vậy để mặc định hình ảnh cậu ấy phai mờ khỏi tâm trí mình, nhưng chín phần còn lại... Tôi muốn nếu một ngày nào đó Tuấn Anh có liên lạc với anh Hùng hoặc bất kể ai đó, có lỡ hỏi thăm chuyện nơi này, nếu lỡ hỏi han chuyện... về tôi, thì khi ấy Tuấn Anh sẽ nhận được đáp án không khiến cậu ấy nặng lòng.
Tôi không muốn Tuấn Anh phải cảm thấy áy náy. Tôi muốn mỗi ngày cậu ấy đều trải qua vui vẻ không bận lòng.
Nếu... quên đi tôi thì càng tốt.
Anh Thịnh nói không cần phải làm thêm quán bida, cứ dạy cho bạn đi, đó cũng là thời gian học hành. Nhưng tôi muốn nghe lời anh ấy cũng không được vì đàn em khối chiều còn đông hơn cả khối sáng, đa số dân học không tốt đều xuống ban cơ bản, tụi nó cũng muốn theo học, vậy thì bắt buộc phải dạy buổi tối. Lúc đầu tôi nghĩ đơn giản, cho ngồi ghế nhựa ở quán anh Thịnh rồi để vở lên đùi mà chép, nhưng bây giờ "học trò" đông như quân Nguyên thế kia thì học ở đâu?
Thôi giải tán mẹ đi!
Anh Thịnh cốc đầu tôi, "Bây giờ mày nói tục quen mồm rồi đấy! Kéo hết sang xưởng cưa mà học!"
Tôi xoa đầu, "Sao đi sang đấy được ạ?"
Bên công ty người ta làm ăn mà tụi con nít kéo đến cả đám quấy rầy sao mà được?
"Đạp xe sang! Đi bộ sang! ** má! Không thì mày leo lên đầu tao này! Tao thỉnh sang!"
"..."
Huhuhu. Không phải thế mà. Câu của tôi đâu có phải hỏi cách để sang được bên đấy. Ý là, chưa xin phép anh Hùng, tự nhiên kéo đùng đùng đến thì không hay lắm. Thân mấy thì thân nhưng cũng phải có lễ nghĩa phép tắc chứ. Anh ấy không mở lời trước thì tôi cũng không dám xin xỏ đâu. Vẫn là bỏ đi thôi.
Nhưng chưa kịp lên tiếng thì anh Thịnh lại nói, "Cứ kéo hết sang đi, bên đấy cũng như bên này."
"..."
Vẫn là câu này. Anh Thịnh tính làm hoa hậu xăm trổ thân thiện coi cả huyện này cũng như nhà anh ấy đấy à?
Nhưng nhưng nhưng lỡ bên đấy không coi bên đấy cũng như bên này thì sao?
À không, tôi chợt nhớ ra một chuyện, bên đấy chắc chắn sẽ coi bên này với bên đấy là một. Sao mình lại không nghĩ ra nhỉ?
Tôi cười toe toét, rủ rê: "Anh đi với em nhá?"
"Đéo. Bố bận."
"..."
Anh có thể nói là "không An à, anh đang bận lắm" cũng được mà? Tiếng Việt phong phú vô cùng mà nỡ lòng nào anh cục như chó dại thế?
Anh Thịnh từ chối nhưng vẫn cầm điện thoại bấm bấm lia lịa, sau đó cũng không ngẩng đầu lên mà hất cằm, "Ổng okay rồi. Ổng nói giờ mày rảnh thì chạy qua nói rõ xem có bao nhiêu mống để ổng sắp xếp."
Sau đó chúng tôi có một phòng học to đùng bên xưởng cưa, gỗ là thế mạnh của anh Hùng nên muốn bàn có bàn, muốn ghế có ghế, thậm chí muốn giường cũng có giường để nằm ườn ra học cũng được. Đám lêu lổng muốn cúp học cũng không được vì có các anh lớn lúc nào cũng chăm chăm nhìn vào. Tôi không dạy theo giáo trình trên lớp mà chỉ bảo tụi nó kiến thức bị mất gốc, khi thực sự lấy lại được căn bản thì tụi nó không sợ lớp học nữa, thậm chí trễ rồi mà vẫn nán lại hỏi bài. Tôi cảm thấy mình đạt được thành tựu, trong lòng vui vẻ vô cùng.
Học phí tháng đầu tiên, tôi đưa hết tiền cho anh Hùng để bù vào tiền bàn ghế. Anh ấy nói bàn ghế có sẵn nhưng tôi không tin. Công ty nhận làm đồ nội thất sang trọng chứ đâu có phải bàn học sinh, huống hồ bàn ghế tụi tôi học cũng không đẹp mấy, chắc chắn là đã huy động cả xưởng đóng vội đóng vàng. Cuối cùng anh ấy chỉ lấy hai trăm ngàn, số tiền còn lại coi như lì xì lại tôi cho may mắn. Tôi dùng số tiền này đưa các anh ấy đi ăn một bữa tận trên thị xã, là quán mà Tuấn Anh dắt tôi tới. Còn phân nửa tiền để dành đem về cho mẹ hết.
Tháng tiếp theo tôi mua ba bộ sách giáo khoa lớp 12 và dụng cụ học tập tặng cho bạn cùng lớp vì các bạn ấy học giỏi vô cùng nhưng gia cảnh không tốt, rất nhiều lần tôi thấy có bạn còn nhặt ve chai ngay trước sân quán nhà anh Thịnh. Tôi từng dùng lại sách cũ hồi tiểu học nên hiểu vài ba ánh mắt dè bỉu mà các bạn đôi khi gặp phải suốt hai năm qua. Ban đầu tôi muốn nói dối là mình được tặng dư hoặc nhà bán tạp hoá nên đại lý cho sách để các bạn không ngại. Nhưng khi nghe thấy một trong số đó nói "mày cho người khác đi, năm sau chắc tao không theo nổi nữa đâu, đi chăn bò cuốc đất thuê thôi, tiền đâu mà đóng học." Vậy là tôi chẳng quan trọng mặt mũi ai hết mà nói thẳng, tôi cố ý mua cho tụi nó, tôi không giàu có mà mua bằng tiền mồ hôi công sức của mình, sau đó không phải rủ mà bắt tụi nó phải đi dạy thêm cùng. Dù sao muốn kèm người ta tiến bộ từng ngày thì phải theo sát, trong khi đông như thế kia thì một mình tôi cũng không kham nổi, nhận tiền mà lực học bạn bè giậm chân tại chỗ thì quá vô lương tâm.
Tuy tôi dạy học toàn dùng nắm đấm uy hiếp chứ không dịu dàng như Tuấn Anh nhưng ít nhất tôi cũng có thể làm người tốt giống như cậu ấy được rồi.
Không uổng công sức chúng tôi cùng nhau đâm đầu vào học, năm sau, trường tôi treo cờ hoa băng rôn ngập trời vì đã đạt trường chuẩn Quốc gia.
Thầy Hiệu trưởng giới thiệu Hội trưởng hội phụ huynh lên cắt băng khánh thành khai trương bức tượng Bác Hồ bằng đồng màu vàng chói loá to đùng đùng như ngọn núi nhỏ. Trước đây trường tôi chỉ có tượng thạch cao thôi, nghe đồn năm nay có ông nào đi biếu trường cái tượng xịn mới toanh. Đúng là rỗi hơi rảnh tiền. Tôi cũng chả quan tâm vì cấp ba đâu có họp phụ huynh, nên nếu có Hội trưởng hội phụ huynh chắc là mấy ông bà giàu có muốn nịnh nọt nhà trường để con cái học hành dễ thở hơn một chút ấy mà. Mấy cái chuyện đen tối này, tôi được mấy anh trong tiệm giảng dạy cho hết rồi. Nhưng mà phải trừ bố Tuấn Anh ra. Hồi xưa chú ấy biếu tặng nhà trường đủ thứ là do xuất phát từ tấm lòng cao cả thiện lành như Bồ Tát chứ con trai con gái chú ấy học hành xuất sắc thì việc gì phải lấy lòng ai.
'Bộp Bộp Bộp!!!' Tôi vỗ tay hời hợt cùng cả trường cho có phong trào.
Tôi không ngồi đúng vị trí lớp mình mà ỷ vào việc làm sao đỏ mà bắc ghế sang lớp mấy thằng đàn em hay ăn tục nói phét, nghe tụi nó nói chuyện rất vui tai.
Nên tụi nó đập vai tôi lịa lịa, "Bố bố bố anh An kìa!"
Tôi giật nảy cả người, vội vàng quay lưng nhìn ra cổng trường. Tại sao ba tôi lại lên tận trên này làm gì?
"Không phải! Trên kia kìa!" Tụi nó chỉ lên sân khấu.
Tôi quay ngoắt lên.
"..."
Hồi nãy tôi bị một cơn gió lạ thổi qua nên chắc chắn là có ai dựa bất ngờ nên mới suy nghĩ hồ đồ như thế.
Mấy người Hội trưởng hội phụ huynh ai ai cũng là người tốt, là tấm gương đạo đức sáng giá để con cháu ngàn đời sau vui vẻ noi theo. Làm gì có chuyện trên đời này có ai thừa tiền, chẳng qua là họ muốn dùng khả năng của mình chia vui cùng với sự phấn đấu mỏi mòn của nhà trường. Những người ấy chắc chắn không bao giờ mang tư duy nịnh bợ, họ chỉ đang dạy cho thế hệ sau thấy được bài học về việc báo đáp công ơn dưỡng dục của các thầy cô, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn, nhìn tượng đồng nhớ ông bố hờ của tôi mà thôi.
Anh Hùng chia vui đôi ba câu khách sáo đến không thể khách sáo hơn thì đến lượt tôi lên đọc bài phát biểu đã soạn sẵn theo kịch bản. Đại loại là chúc mừng nhà trường, chào mừng các em lớp 10 nhập học, động viên các em 11 xác định ngành học ngay từ bây giờ đừng để nước đến chân mới nhảy, cuối cùng là cổ vũ các bạn chung khối cuối cấp cùng nhau phấn đấu vào trường Đại học mơ ước, nhất định đoàn kết vì mục tiêu không một ai bị bỏ lại phía sau, sẽ giúp đỡ bạn bè cùng tiến để không bạn nào rớt tốt nghiệp, cố gắng để đi đến đâu trường ta cũng tự hào hãnh diện vì đã nuôi dưỡng ra những mầm non xuất sắc ưu tú. Muốn văn mẫu bao nhiêu, có văn mẫu bấy nhiêu.
Anh Hùng ở dưới quay phim chụp hình lia lịa, cũng đưa cho anh Tuấn Chinh gom vào chung một chỗ giữ giùm tôi để sau này làm kỉ niệm.
Tôi học được cách để không bị đì giống Tuấn Anh rồi, đó là vươn lên vị trí đứng đầu. Tôi đã đem lại cho nhà trường không ít thành tích vinh quang nên việc có tin đồn tôi quậy thì thầy cô cũng nhắm mắt cho qua, chỉ cần lên lớp tôi luôn ngoan ngoãn, học lực vẫn đứng nhất khối là được. Bắt chước theo cậu ấy nên việc tôi không đi học thêm cũng không bị ai đá xéo như hồi cấp hai, thậm chí còn được thầy Hiệu trưởng đang đứng bên cạnh tuyên dương vì tôi biết vận động, giúp đỡ bạn bè cùng nhau học hành tiến bộ đến tận khuya.
Tôi bắt đầu tập làm người bình thường nên hay ngồi trước sân quán bida chọc ghẹo lại lời tán tỉnh bông đùa của tụi con gái quen biết. Chiều chiều, Diệu Hiền tan học về thường đứng chống nạnh trước mặt tôi, nói sang đám con gái: "Thằng này là của tao."
Tôi cười nắc nẻ.
Nhưng Hiền không cười.
Học xong 12, bạn ấy sẽ đi du học.
Vậy là tôi phải chia tay thêm một người bạn nữa.
Có lẽ cuộc đời này đã được định sẵn luôn là như vậy. Tôi như bến đỗ quạnh hiu nho nhỏ, các bạn ấy là những chuyến xe mang theo hành trình rực rỡ.
Đến rồi đi. Chỉ còn mình tôi ở lại.
Chuyện đưa một thằng con trai thành niên có tính tự lập cao đi thi Đại học cũng là vấn đề nhức nhối cần bàn luận rôm rả ở nhà tôi suốt cả một ngày.
Tôi muốn một mình trải nghiệm cho biết đó biết đây nhưng đừng nói là mẹ với An Bình mà ngay cả anh Hùng, thầy Khương, anh Tuấn Chinh, Tuấn Minh, anh Thịnh, anh Vương đều đồng loạt phản đối "KHÔNG ĐƯỢC!" Tôi có cảm giác căn nhà bé tí tẹo này hình như còn vừa bị âm thanh hùng hồn làm cho rung lên.
Ba năm nay, các anh ấy thực sự coi tôi như em út trong nhà nên lo lắng là điều dễ hiểu. Nhưng cũng nhờ quãng thời gian dài này mà tôi biết ít nhiều thông tin. Họ lo sợ tôi ngơ ngơ lên thành phố bị lừa lọc thì tôi cũng lấy đủ lý do. Mẹ và em Bình đương nhiên là chưa vào Sài Gòn bao giờ, anh Thịnh đi du học, anh Tuấn Chinh-Tuấn Minh-thầy Khương đều từng học ngoài Hà Nội, còn anh Hùng... Tôi quay sang cười tủm tỉm. Anh ấy vừa học vừa làm từ bé ở nhà ông bà của Tuấn Anh, sau này được đầu tư cho đi Đại học cũng không chịu, chỉ học hết 12, nghề dạy người được làm quản lý, lăn lộn một đường nhanh chóng thành chủ như bây giờ.
Anh Hùng cũng bật cười, "Anh chưa từng đi học nhưng kinh nghiệm sống thì một bụng. Em không được phép đi một mình!"
Tôi lắc đầu, "Đây không phải chuyện anh có thể thương lượng." Còn chưa nói tiếp câu sau là "em muốn tự lập một mình" thì đã bị anh Tuấn Minh tát nhẹ lên gáy.
"Mày tắt cái giọng điệu đấy đi giùm anh cái! Mấy cái lời dở hơi này chỉ doạ được lũ oắt con thôi."
Tôi xoa xoa gáy, hậm hực trừng sang.
Vẫn là chưa kịp lên kịp lên tiếng thì anh Hùng nói: "Người không thể thương lượng ở đây là mày ấy!"
"..."
Mày?
Thay đổi xưng hô luôn rồi.
"Say xe vật vờ lên xuống, mày tính vào đến thành phố rồi nằm băng ca vừa tiếp oxy vừa làm bài hả?"
"..."
Không đến mức đấy chứ?
Ở chỗ tôi không có sân bay mà nếu có thì tôi cũng không đi vì tốn kém tiền bạc. Nếu muốn đi máy bay thì phải ngồi xe trung chuyển mấy chặp hơn hai tiếng đồng hồ mới đến được sân bay thành phố. Còn nếu đi xe đò thì chỉ cần ngồi im trên một cái ghế suốt cả ngày trời là được.
"..."
Chỉ cần ư? Tôi chưa bao giờ ngồi xe lâu như thế nên nghĩ cũng hơi sờ sợ cảnh ói mửa.
Các anh ấy mỗi người thêm mắm dặm muối vào một câu, nào là xe sẽ nhồi nhét như heo ba người một ghế, nào có người quạt thuốc mê lấy cắp đồ, rồi thì rạch balo lấy hết tiền, rồi toàn mùi động vật đi kèm với mùi hôi nách...
"..."
Mới nghe thôi mà đã rối loạn tiền đình muốn oẹ oẹ rồi.
"Thích trải nghiệm tự lập thì còn cả đời này tự lập đấy! Mấy ngày này thì nhất định không được!"
"..."
Mẹ tôi nói, "Thôi, mấy anh ấy có lòng thì cứ nghe lời đi. Con đi một mình mẹ cũng chẳng yên tâm. Nếu con không quen biết các anh thì mẹ cũng nhất định phải đưa con đi bằng được, bố mẹ nhà người ta đi được thì mẹ cũng đi được, có sao đâu. Nhưng bây giờ các anh ấy đều đi đó đi đây từng trải hết rồi, mẹ gửi gắm con cũng yên tâm, đỡ mất công hai mẹ con quê mùa chân ướt chân ráo lên đô thị rồi bị lường gạt."
Sau đó đến tiết mục tranh nhau đưa tôi đi thi, anh Tuấn Chinh còn bảo "hay là cứ đi hết càng đông càng vui" nhưng tôi sợ mình lại nổi nhất trường mất thôi nên phải năn nỉ mãi. Cuối cùng thầy Khương giành được chức quán quân đưa tôi lên đường với lý do từng dạy trong đó hai năm và vào thi đấu không biết bao nhiêu lần nên thuận đường.
Mẹ đưa cho thầy hai triệu đồng để lo cho tôi ăn ở mấy ngày, còn cho tôi năm trăm nghìn dằn túi, tôi không nhận vì có tiền riêng làm thêm giữ lại một ít rồi nhưng mẹ cứ dúi vào, "Cầm mà ăn uống, đồ trên thành phố đắt đỏ, gặp gì thích thì mua, có sách kỹ thuật cây trồng hay hay thì mua về làm quà cho thằng Bình."
Mọi người đều bảo bữa nay mẹ thành đại gia rồi, con nhà khác đi thi tổng ăn ở trọ chi phí tầm vài trăm ngàn là dư sức. Mẹ tôi xua tay, nói đầu tư cho con cái thì mẹ bán nhà đi còn được, làm ai cũng buồn cười. Căn bản là đi bằng ô tô riêng nên mẹ phụ tiền xăng, dân quê không biết phải phụ bao nhiêu, lâu nay mọi người đến ăn ở giao lưu với nhà tôi thân thiết như người một nhà nên không tiện khách sáo.
Thầy Khương hỏi tôi muốn đi xe hơi hay lên phố đi máy bay, tôi chọn xe hơi. Hôm đó đi bằng chiếc xe gầm cao bảy chỗ to đùng đùng, có người lái riêng còn thầy Khương ngồi ghế phụ phía trước, tôi được đem cả gối mền theo trải ra phía sau nằm ngủ rất thoải mái, cả chặng đường dài không hề ói nên cơ thể cũng ổn.
Lần đầu tiên lên Thành phố Hồ Chí Minh tôi mới hiểu định nghĩa của từ phồn hoa là như thế nào. Tôi ngẩng đầu nhìn nhà cao tầng mà sái cả cổ, phải dán cao, thầy Khương không cho nhìn nữa, tối đến hứa hẹn chở tôi đi khắp Sài Gòn ngắm cảnh. Tôi tưởng phải ở trọ nhưng thầy thuê khách sạn ngay gần trường. Tôi ra đứng ở cửa, muốn đi khám phá thành thị một phen nhưng đứng cả nửa tiếng mà xe cộ cứ đi tấp nập nối đuôi nhau hoài, không một ai nhường mình nên không thể nào sang đường được.
"..."
Thôi dẹp luôn đi!
Khám phá là chuyện cả đời. Anh Hùng cũng đã nói vậy rồi. Đây là tôi nghe lời anh ấy chứ không phải do tôi sợ xe không dám sang đường đâu.
Ngày đi thi trở về, ngang qua trường thấy bảng karaoke Bình An đồ sộ dát vàng chói loá, chạy đèn led rực rỡ nhất huyện thì ngớ cả người. Tưởng các anh ấy nói chơi, hoá ra lấy tên tôi đặt cho tiệm là sự thật. Các anh ấy cãi nhau ầm ĩ về chuyện đặt tên, sau đó thấy có điểm chung là cùng quen biết tôi nên... thành ra như bây giờ.
Thầy Khương bảo tên của tôi hay mà, mang ý nghĩa vạn sự bình an, thuận buồm xuôi gió, dân kinh doanh rất thích cái tên này, dặn tôi không phải nghĩ nhiều. Tôi cũng thở phào an tâm.
Bình An chỉ là bình an thôi chứ không phải Bình An đâu.
Về nhà, thầy đưa lại cho mẹ tôi một triệu rưỡi, nói rằng tiền dư. Tôi lại ngây ra lần nữa, vốn định về sẽ lấy thêm tiền trả cho thầy vì tôi xem sơ qua thực đơn ăn uống đã lố số tiền mẹ đưa rồi chứ đừng nói tiền ở hai phòng riêng to đùng thoải mái.
Bây giờ tôi đã là người trưởng thành, khôn ra rồi nên vội vàng nói ra sự thật, rằng thầy lừa mẹ đó.
Thầy cốc đầu tôi một cái, cười cười, "Thằng này ăn nói tào lao!"
Sau đó giải thích với mẹ tôi rằng thầy từng dẫn đội thi đấu tới khách sạn đó nhiều lần nên có thẻ miễn phí ăn ở, chỉ trả tiền xăng là được rồi.
Tôi xoa xoa đầu mà nghĩ, ồ~ hoá ra mình khờ thật.
Nhưng không phải vì vậy mà tôi ngừng dành tình cảm cho người. Tôi vẫn thích Tuấn Anh, vô cùng thích, chỉ là tâm tư này nên đè nén lại trong lòng. Cậu ấy không còn thuộc về tôi nữa rồi.
Năm lớp 11, tôi biết uống bia.
Lên lớp 12, tôi tập tành hút thuốc.
Ba năm qua, tôi đánh nhau sau lưng giáo viên vô số lần, lăn qua lộn lại thu thập được rất nhiều đàn em. Người ta gọi tôi là anh An, ừ, Anh An, Anh trong Tuấn Anh. Tôi không có được người nên đã ăn cắp tên của cậu ấy gán ghép vào tên mình. Tôi lén lút vụng trộm yêu thầm, như vậy vợ cậu ấy sẽ không biết mà đánh ghen đâu nhỉ?
Tôi sao chép tất tần tật từ phong thái đến con người của cậu ấy.
Tuấn Anh học giỏi, tôi cũng phấn đấu đạt được vô vàn thành tích. Tuấn Anh dương quang xán lạn, tôi cũng cười nói tỏ ra thân thiện với tất cả mọi người. Tuấn Anh chơi điện tử thì tôi cũng vùi đầu nhảy Audition. Tuấn Anh hát hay năng nổ, tôi cũng hưởng ứng tham gia mọi phong trào của trường.
Tuấn Anh được mọi người tung hô, tôi cũng làm đại ca của một nhóm đại ca của một đám đại ca.
Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc tôi trở thành kẻ xấu. Tuấn Anh của người ta tốt bụng thì tôi cũng muốn tốt đẹp y như cậu ấy.
Tôi không bắt nạt bạn học, tôi chỉ thu thập bạn học.
Nhớ lại năm ngoái, thời gian đầu chỉ có một ít đám nhóc theo sau nịnh nọt, tôi đoán họ cho rằng tôi có chỗ dựa vững như núi xung quanh trường nên mới xun xoe đi theo. Thế mà tôi không từ chối như hồi lớp 10 nữa, thản nhiên chấp nhận, ngầm đồng ý mình là đại ca.
Tôi muốn mình trở thành đại hiệp như Tuấn Anh nhưng không biết phải làm sao. Vậy nên tôi thường ngồi xổm trên bờ tường quan sát, đợi xem có ai bị trấn lột tiền thì nhảy xuống ra tay tương trợ, nhưng mỗi lần chưa kịp nhún người thì lại bị tên đại ca đó chạy tới hồ hởi gọi, "Anh An, đã ăn sáng chưa? Đi ăn với em không? Em mời."
"..."
Đừng tỏ ra vẻ thân thiết! Như thế thì làm sao mà xuống tay được?
Thua keo này tôi bày keo khác.
Tôi năn nỉ đàn em của mình đi khắp các hành lang, lượn đủ vòng mỗi khối, thậm chí có thằng còn nhiệt tình đi photo hàng trăm tờ quảng cáo.
"Nếu bị bạo lực học đường hãy đến tìm đại ca Bình An lớp 11-T1/2"
Tôi nện cho nó một cú, "Mày ghi thế này thì tụi nó tưởng gặp tao để ăn đòn thêm à?"
Vậy là tôi cùng cả bọn cặm cụi ngồi tô đen hai chữ "đại ca" suốt cả buổi. Tiền photo có ít thì cũng là tiền, tôi cần phải tiết kiệm cho đàn em thơ ngây của mình.
Quả nhiên có tác dụng, số người đến tìm tôi bít kín cửa lớp, thậm chí phô trương tới nỗi ùn ùn tắc nghẽn cả cầu thang. Phần nhiều chắc là hóng chuyện xem trò vui.
Tôi làm mặt lạnh bước ra nhưng trong lòng vui vẻ vô cùng, sắp được đánh kẻ xấu cứu người tốt giống Tuấn Anh nhà người ta rồi.
Nhưng khi thấy mọi người thi nhau nhét tiền lẻ vào tay mình thì ngạc nhiên vô cùng, có người vội tới nỗi còn thảy cả xuống đất. Ban đầu, tôi tưởng là thư nặc danh tố cáo nên mới hả hê ôm vào lòng, nhưng vài giây sau nhìn xuống mới ngỡ ngàng không phản ứng kịp. Khi thấy có cả tờ năm mươi nghìn, một trăm nghìn thì hoảng sợ, hồn vía muốn treo ngược cành cây.
Tôi chạy theo tóm được cổ thằng nhóc vừa ném tờ màu xanh chói loá, "Ê nhóc con! Sao mày ném tiền vào người tao? Chúng mày có ý gì?"
Không ngờ nó lại ôm đầu, la oai oái: "Á đừng mà! Đừng mà! Hôm nay em chỉ có nhiêu đó thôi. Ngày... ngày mai em nộp thêm được không?"
Tôi sững sờ. Cuối cùng sau bao nhiêu lời ngọt nhạt nhẹ nhàng, nó mới bình tĩnh nói: "Anh là trùm trường rồi, người khác bắt nạt tụi em thì cũng là cống nạp cho anh. Hôm nay anh đã ra mặt thì tụi em phải biết điều trực tiếp đến nộp lên cho anh thôi."
Tôi phải giải thích muốn khô nước miếng rằng chưa từng nhận "cống nạp" của ai hết. "Anh cũng không phải trùm trường, anh chỉ muốn trường mình chấm dứt nạn bạo lực học đường nên mới muốn hỏi xem ai đang bị bắt nạt, không ngờ tụi em lại hiểu lầm như thế. Tụi em thế này là chắc chắn có người bắt nạt rồi. Em cứ nói với anh, anh đảm bảo từ giờ trở đi sẽ không ai ức hiếp em nữa."
Thằng nhóc liếc ra phía sau vai tôi.
"..."
Tôi quay lại.
Đàn em cười hề hề xua tay, "Anh An đừng nghe nó nói bậy!"
"Nó đã nói gì đâu." Tôi đứng thẳng người dậy.
Đàn em quỳ thụp xuống, "Chuyện quá khứ rồi mà chẳng lẽ anh lại tính toán với em sao? Anh em mình sống chết có nhau mà?"
"Tao sống chết với mày hồi nào?" Tôi bực bội.
Rõ ràng là tụi nó tự hứa hẹn rồi lẽo đẽo đi theo. Rồi tự nhiên hở tí là quỳ xuống làm gì không biết, tôi không nhớ mặt thằng này lắm vì đông quá nên không biết đã từng bị tôi tẩn cho bao nhiêu lần mà sợ như vậy?
Thực ra là tụi này nhát chết!
Nếu bọn nó thông minh, mỗi thằng cùng xông lên đấm tôi nửa cú thôi thì chỉ vỏn vẹn hai ba phút cũng có thể đặt mua một cái quan tài nhỏ, lập tức chôn tôi ngay tại đây. Nhưng đám này dè chừng tụi anh Hùng, anh Thịnh đang chống lưng cho tôi. Trong mắt tụi nó, tôi oai như cóc nên mới đòi theo làm đàn em rồi nịnh bợ để không bị dân anh chị ngoài trường nhắm tới. So với các anh ấy thì đám lấc cấc trong trường chỉ như cục hỉ mũi, bày đặt hống hách, lấy việc ức hiếp kẻ yếu làm sang. Tụi nó tự mình doạ mình, muốn sống yên ổn ở cái huyện này thì phải biết nhìn trước ngó sau, vì vậy hiển nhiên là tụi nó tự ý bưng tôi lên bàn thờ mà ngồi. Cho rằng tôi là con cưng của các anh ấy, phải thờ phụng cho thật kỹ.
Vì sao lại nói tôi là đại ca của đại ca của đại ca của đại ca cũng có lý do cả.
Tụi nó đều ở vô số nhóm khác nhau nên sau khi làm đàn em của tôi rồi thì nội bộ vô cùng lục đục, chả thằng nào tin được bố con thằng nào. Vậy nên mới có cảnh quỳ lạy sợ sệt như thế. Mỗi lần ai phạm lỗi gì đều sẽ sợ hãi vì nghĩ rằng tất cả đàn em "trung thành" của tôi sẽ đoàn kết lại tẩn hội đồng cho một trận. Chỉ có duy nhất một mình tôi biết rõ cái băng đảng như nồi cám heo rời rạc này chẳng thằng nào ưa mẹ con thằng nào hết.
Đừng nói tới hai chữ đoàn kết, chính tôi là đại ca trong mắt tụi nó mà còn luôn lo sợ bất an sẽ bị đánh lén mỗi khi một mình đi phía trước.
Vì thế, tôi là trưởng nhóm (theo như tụi nó tung hô mà tôi cũng không từ chối) nhưng luôn đi sau cùng, có đứa hỏi thì tôi bịa đại là "để quan sát tụi mày kĩ càng hơn." Có ai mà ngờ, từ khi ấy tụi nó đi đâu làm gì luôn rẽ thành hai hàng dọc thẳng tắp, để lại một mình tôi trơ trọi, lẻ loi, cô đơn đứng chình ình ở giữa. Cứ như thể tôi là sếp còn tụi nó là vệ sĩ đi theo bảo kê vậy.
Người ngoài nhìn vào quả thực đã tăng thêm độ nhận diện thương hiệu trùm băng đảng lên vô số lần.
Người ta sợ tôi cũng có lý do là vì vậy.
Trước mặt người ngoài nên tôi không đánh nhau. Ngoài "đàn em trong nhà" và lần đầu tiên năm lớp 10 ra thì chưa từng có ai nhìn thấy tôi quậy cả. Tôi học tập theo Tuấn Anh, lôi ra ngoài trường mới tẩn.
Tôi hỏi: "Quá khứ là khi nào?" Rõ ràng thằng nhóc kia ám chỉ đàn em của tôi đang là người bắt nạt.
Đàn em cúi đầu, "Dạ... Hôm qua."
"..."
Đệch!
Hôm đó, ở sau trường, tôi lại phải luyện tập thư giãn gân cốt một phen.
Tôi cũng đâu có muốn thu thập theo cách bạo lực. Nhưng những tên này đều là dân cá lóc cá chép, thân lừa ưa nặng, dùng văn học cảm hoá không thông nên mới đành phải tác động vật lý. Dĩ nhiên, tôi chỉ tác động sơ sơ thôi. Trường tôi đúng là giống như thầy Hiệu phó quảng cáo, dạng bạo lực học đường hàng thật giá thật như thằng A Lửng hoàn toàn không có. Tuy nhiên những thành phần bất trị, bất hảo, bất cần... thì vẫn còn lác đác.
Sau đó chúng tôi mở một cuộc hội thảo ở quán bida.
Thứ nhất là trao trả toàn bộ tiền lại cho các bạn học.
Thứ hai là phải thành tâm xin lỗi, hứa sẽ sửa đổi và phải nhận được lời tha thứ từ bạn thì mới được cho về nhà. Điều này tưởng đơn giản nhưng lại khó khăn vô cùng. Đầu tiên, mấy con cá lóc sẽ tự cao không thèm xin lỗi, dùng ánh mắt lén lút uy hiếp bạn hoặc xấc xược xin lỗi qua loa. Chính vì vậy nên tôi mới phải đem sang quán bida, đây cũng là đề nghị của anh Thịnh sau khi đọc "thời gian biểu" mà tôi ghi vào sổ "công tác", anh ấy sẽ hậu thuẫn cho tôi. Anh Hùng còn thảy thêm mấy anh nữa đến, một hàng xăm trổ đứng nhìn vào chằm chằm thì có muốn láo cũng phải tém lại, lấc cấc thế nào thì cũng đang còn là học sinh cấp ba, so với mấy anh ấy thì chỉ nhỏ như con tép, nào dám hó hé gì. Tiếp đến là người bị bắt nạt sẽ rất khó để chấp nhận lời xin lỗi, tôi từng trải, từng là nạn nhân nên hiểu hơn ai hết. Người cứng rắn sẽ khinh bỉ không chấp nhận, còn người yếu mềm sẽ gật đầu đại cho xong vì sợ bị trả thù.
Chính vì vậy tôi mới phải dùng hai từ "thành tâm" với đàn em của mình. Tôi cũng đứng ra đảm bảo với bạn học khác vô cùng chân thành để họ có thể thoải mái tới trường.
Tôi bắt chước theo Tuấn Anh, nói rằng bạo lực học đường không phải chuyện nhỏ.
"Từ hôm nay trở đi, nếu các bạn bị bắt nạt thì đừng nhẫn nhịn nữa, càng nhịn nhục thì người ta càng lấn tới, càng im lặng thì họ càng hả hê. Nếu không thể chống trả thì hãy chia sẻ với bạn bè, người thân hoặc thầy cô trong trường, như vậy chí ít các bạn cũng có người đồng hành kéo mình ra khỏi bóng tối. Đừng im lặng cho qua! Đừng cố chịu đựng một mình! Như vậy lâu dần sẽ hình thành tâm bệnh, gia đình và nhà trường cũng vô hình chung không thể nào chạm đến chúng ta để san sẻ, yêu thương được. Tại sao mình lại nói là chúng ta? Vì mình cũng từng là nạn nhân của bạo lực học đường. Từ mẫu giáo đến cấp hai, mình bị đánh và sỉ nhục không biết bao nhiêu lần. Nhưng..."
Tôi khựng lại giây lát, đang định nói "có người đã luôn bảo vệ mình", may mà thắng lại kịp.
"Nhưng hôm nay mình vẫn đứng ở đây để cho các bạn một lời đảm bảo từ nay về sau các bạn sẽ đi học trong môi trường an toàn, không phải sao? Có thể các bạn nghĩ mình nói xạo, nghĩ mình có người chống lưng nên tỏ vẻ, nghĩ mình mới là kẻ đứng sau bắt nạt người khác. Sai! Tất cả những gì mình nói đều là sự thật. Các bạn tin hay không thì nó cũng đâu quan trọng bằng việc từ nay về sau sẽ được học hành thoải mái, không áp lực. Đúng không? Vậy nên cứ để thời gian trả lời xem mình có thực hiện được lời hứa ngày hôm nay hay không. Mình từng là nạn nhân nên hơn ai hết, mình căm ghét bạo lực học đường tận xương tận tuỷ. Các bạn đang cảm thấy nực cười vì mình cũng đang vô hình sử dụng vũ lực ư? Vậy nếu là các bạn, các bạn sẽ làm gì? Dùng tình yêu thương của nhân loại cảm hoá? Nếu không có các anh ấy đứng đây nhìn vào thì những người bắt nạt các bạn có ngoan ngoãn nghe lời không? Thầy cô trong trường đã tốn không biết bao nhiêu tâm sức, thậm chí đến tận nhà khuyên nhủ nhưng đã có thành phần ngỗ nghịch nào quay đầu chưa? Không hề có một ai!"
"Từ ngàn đời xưa, nước mình bị chiếm đánh xâm lược thì ông cha ta cũng phải cầm cuốc cầm xẻng, có gì đánh nấy, anh dũng xông lên sống mái cùng giặc ngoại xâm rồi. Chẳng lẽ như vậy là sai trái hay sao? Giặc đến nhà thì chúng ta phải hồ hởi mời cơm rồi nín nhịn bị ức hiếp đến mất nước luôn sao? Không phải vì vậy mà mình cổ xuý cho hành vi bạo lực, ở đây mình chỉ muốn nhấn mạnh rằng mình sẽ cố gắng bằng mọi cách để có thể giúp các bạn. Vậy nên các bạn phải mạnh mẽ lên! Mỗi một người các bạn đều là một viên gạch để xây lên ngôi nhà đẹp đẽ vững chãi to lớn. Nếu các bạn tổn thương vỡ nát thì đất nước này cũng chênh vênh kém cỏi. Hãy vững tin vào bản thân mình! Mỗi người các bạn đều xứng đáng được tôn trọng và bảo vệ! Bác Hồ còn từng nói "cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập". Các bạn là mầm non của đất nước thì hãy ngẩng cao đầu, thẳng sống lưng mà vươn cao lên đưa nước mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Đừng để đầu óc, thân thể bị chèn ép áp lực rồi học hành sa sút."
"Mình đứng đây ngày hôm nay để bênh vực các bạn." Tôi chỉ sang đám đàn em, "Những người bên này không phải đồng bọn của mình."
Đàn em: "..."
Những người bị ức hiếp hầu hết đều là học sinh chăm học nên tôi mới phải đánh thẳng vào tâm lý như thế.
Có bạn lên tiếng: "Anh nói thì hay lắm, nhưng có làm được không mới là vấn đề kìa! Hôm nay tụi nó sợ anh thì vâng vâng dạ dạ nhưng sau lưng sẽ kiếm tụi em rồi uy hiếp. Ai mà dám đến tố cáo cơ chứ!"
Tôi gật đầu, "Câu hỏi hay lắm! Cảm ơn bạn đã dũng cảm nói ra nỗi lòng của mọi người. Mình biết ai ai ở đây cũng đang có chung suy nghĩ này, nhưng sự thật mất lòng, các bạn quá nhút nhát, chỉ vì mang tâm thế sợ hãi như thế nên các bạn cứ mãi bị chèn ép. Mình không đổ lỗi cho các bạn mà mình đang cổ vũ các bạn phải đứng lên đấu tranh." Tôi khua tay một vòng sang bên tụi choai choai, "Đây cũng chỉ là bạn học thôi mà. Chúng mình sợ gì tụi nó? Đã bao giờ đám này đánh các bạn gãy tay, què chân chưa? Chưa đúng không? Đám này chỉ đang hống hách, lấy nắm đấm để tỏ ra uy phong thôi. Các bạn ạ, tụi nó không thực sự là côn đồ. Nếu nói ngày hôm nay là để xin lỗi chi bằng nói từ giờ trở đi hãy cho tụi nó cơ hội sửa sai quay về làm người đàng hoàng xem sao. Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại mà. Nếu nhìn lại, mấy bạn ấy cũng bằng tuổi chúng ta, cũng bắt đầu bước vào tuổi dậy thì xốc nổi, có người cha mẹ bận rộn nên bỏ bê con cái, có người vì quá cô độc nên mới chọn cách sống bạo lực cho có cảm giác được đám đông vây quanh, có người vì ghen ghét đố kị nên nảy sinh tính xấu, nhưng cũng có người chỉ đơn giản là học đòi bắt chước theo thôi. Mình nói như vậy không phải nguỵ biện lý do các bạn ấy có thể sai trái, mình chỉ muốn nhấn mạnh rằng không phải ai sinh ra đã là người xấu. Chúng ta may mắn vẫn còn được nuôi dưỡng trong ngôi trường cấp ba, vẫn còn thời gian sửa chữa sai lầm, sau này ra đời vẫn có cơ hội trở thành công dân có ích cho xã hội, được bạn bè yêu mến, người thân thương yêu, người ngoài ngưỡng mộ. Không ai muốn bạn học của mình trở thành kẻ tệ nạn tù tội người đời phỉ nhổ hết đúng không? Vậy mình xin các bạn hãy bao dung bạn học một lần bằng cách mạnh mẽ đứng lên, đừng nghĩ rằng im lặng nín nhịn là cách bảo vệ bản thân đúng đắn. Việc đó không những làm hại các bạn mà còn vô hình gián tiếp tiếp tay cho người ta vào con đường sai trái không thể cứu vãn nổi."
"Bắt đầu từ khoảnh khắc này trở đi, nếu ai bị uy hiếp thì cứ mạnh dạn chịu đựng một lần cuối cùng sau đó hiên ngang đến nói thẳng vào mặt mình. Mình sẽ trả lại công bằng cho các bạn..." Tôi quay sang bên phải khiến các anh xăm trổ cũng hùng hổ quét một vòng vào đám nhóc lấc cấc, nhấn mạnh, "Đương nhiên cũng sẽ để kẻ bắt nạt các bạn phải trả một cái giá mà bất kì ai nhìn vào cũng lấy đó làm gương sống cho ra hồn người."
Một đàn em cười như mếu, "Thôi mà~ Anh nói nghiêm trọng quá! Bọn em đã xin lỗi hứa sẽ không tái phạm nữa... Trước đây tụi em chỉ... chỉ trêu bạn thôi."
Cuối ngày, anh Tuấn Chinh cho tôi xem lại thước phim anh ấy kì công quay cả buổi, đến đoạn tôi nói cao giọng còn lồng nhạc hùng hồn cao trào vào, tôi nghe mà còn xúc cả động, không tin đấy là mình.
Tôi giơ nắm đấm lên, "Anh mà đăng lên mạng là anh em tương tàn đấy!"
Đương nhiên anh ấy chưa bao giờ làm thế, bây giờ thân hơn nhiều nên tôi chỉ đùa thôi.
Anh ấy bật cười, hứa chỉ giữ giùm để tôi làm kỉ niệm, mai mốt tôi mua máy tính thì chép sang.
Ngày xưa tôi còn ngại, nhưng lâu nay anh ấy hay quay chụp riết, cứ hễ gặp mặt là thấy máy quay quàng trên cổ chĩa sang nên quen rồi, không xấu hổ nữa.
Đương nhiên kết quả mỹ mãn, trường tôi chấm dứt hẳn nạn bạo lực học đường. Thầy hiệu phó tấm tắc khen tôi có khiếu ăn nói, học không bao lâu mà chỉ dùng văn chương cũng có thể cảm hoá bạn bè hướng thiện.
"..."
Tin này ai đồn mà thất thiệt quá vậy? Rõ ràng tôi dùng nắm đấm mà!
Nhưng thầy đau đầu vì tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao quá, làm trường phấn đấu mãi mà vẫn chưa thể đạt chuẩn Quốc gia. Tôi rất quý mến ngôi trường mình đang theo học, vì tôi và bạn trai cũ đã từng đến đây cuồng nhiệt hôn môi.
Nên vì thầy cô, vì ngôi trường cổ kính, tôi lại bắt đầu "khuyên bảo" đàn em học hành.
Tụi nó giãy nảy lên, nói "Anh bảo tụi em học thì thà anh bắt tụi em đi ăn cứt còn hơn."
"Đúng vậy! Ăn cứt đi! Ăn cứt đi!"
"..."
Không đến mức đấy chứ?
Vậy tại sao hồi xưa đậu vào công lập hay vậy?
Chắc chắn là do ăn chơi lêu lổng nên mất gốc. Hỏi ra mới biết thằng nào thằng nấy đều được cho tiền đi học thêm, thời gian đầu cũng có đi học nhưng chơi bời chểnh mảng, sau này đi học thì không hiểu bài nữa nên là... ngại, không dám đến lớp. Dốt càng thêm dốt, mà càng dốt thì càng giấu. Vậy là tôi có cơ hội bắt chước Tuấn Anh thêm một chuyện nữa. Cậu ấy làm thầy giáo thì tôi cũng muốn làm giáo viên, định kèm cho thằng nào vừa ngu vừa giàu đặng tiện lấy tiền không ngượng tay, có ai mà ngờ đàn em hưởng ứng như bà con được mùa thóc, ai nấy đều đòi theo học.
Từ đó tôi có thêm một biệt danh, thầy An.
Vốn dĩ định dạy buổi tối nhưng anh Thịnh không đồng ý, "** má! Đêm hôm khuya khoắt mày về lỡ có chuyện gì tao đền không nổi!"
Lúc nào anh ấy cũng nói câu này, chắc thấy mẹ thương tôi như cục trứng cút nên sợ bị bắt đền.
"Em lớn tồng ngồng rồi. Có gì thì em múc luôn chứ ngán bố con thằng nào!"
Các anh ấy chăm tôi như em út trong nhà. Buổi trưa muốn về cũng cho người đi xe máy theo kè kè, tối đến học võ xong thì anh Tuấn Minh với thầy Khương thay nhau đưa về, thỉnh thoảng anh Hùng đợi sẵn đưa đi ăn uống rồi cũng tiễn tới cổng nhà. Mấy năm trời đều đặn, mưa cũng như nắng đều dắt tôi về trao trả tận tay cho mẹ hết. Sợ tôi đang tuổi vị thành niên, lỡ có gì thì không biết ăn nói thế nào với mẹ cả.
Có khi mưa bão tầm tã, mấy anh nói để xe lại rồi đi ô tô về nhưng tôi không chịu, tôi sợ mất xe của bạn trai cũ.
Chiếc xe này tôi sẽ không trả lại cho cậu ấy đâu vì nó chinh chiến với tôi suốt ba năm trời, biết bao nhiêu kỉ niệm, tôi không có được Tuấn Anh nên cậu ấy phải bù nó cho tôi. Tôi yêu quý đến nỗi năm lớp 10 con gái đòi ngồi cũng không cho, lấy cớ chân yếu tay yếu chở người đẹp run tay đạp không nổi, sau đó về nhà lập tức nhờ An Bình tháo luôn yên sau ra cho khoẻ.
Thời gian đầu tôi quan sát anh Hùng rất lâu, chẳng thấy anh ấy tỏ thái độ khác lạ gì với tôi cả nên tôi đoán chắc anh ấy không biết chuyện tình cảm mập mờ giữa tôi và Tuấn Anh. Qua đây, tôi cũng càng chứng thực được việc kết thông gia vì lợi ích chính trị là chuyện hiển nhiên giữa những gia đình quyền quý. Vì thế anh ấy mới coi như chẳng có gì lạ lẫm hay hoảng hốt nên mới không hề kể cho tôi biết. Nhưng dạo này lâu lâu sẽ chủ động hỏi tôi có muốn nói chuyện với Tuấn Anh không để anh ấy xin số điện thoại cho. Tôi đang ở giai đoạn cố quên đi cậu ấy nên hời hợt từ chối, nói không còn nhớ rõ Tuấn Anh nữa rồi, có gọi cũng chả có ấn tượng gì mà nói. Lên lớp 12, tôi còn cố ý đăm chiêu nhíu mi, làm như ra chiều suy nghĩ, sau đó mới "à à, là Tuấn Anh học chung cấp hai hả? Lâu quá em quên mất tiêu luôn." Đừng nói là anh Hùng, bất kể một người bạn nào của Tuấn Anh nhắc đến tên cậu ấy, tôi đều đáp lại y như thế.
Một phần tôi làm như vậy để mặc định hình ảnh cậu ấy phai mờ khỏi tâm trí mình, nhưng chín phần còn lại... Tôi muốn nếu một ngày nào đó Tuấn Anh có liên lạc với anh Hùng hoặc bất kể ai đó, có lỡ hỏi thăm chuyện nơi này, nếu lỡ hỏi han chuyện... về tôi, thì khi ấy Tuấn Anh sẽ nhận được đáp án không khiến cậu ấy nặng lòng.
Tôi không muốn Tuấn Anh phải cảm thấy áy náy. Tôi muốn mỗi ngày cậu ấy đều trải qua vui vẻ không bận lòng.
Nếu... quên đi tôi thì càng tốt.
Anh Thịnh nói không cần phải làm thêm quán bida, cứ dạy cho bạn đi, đó cũng là thời gian học hành. Nhưng tôi muốn nghe lời anh ấy cũng không được vì đàn em khối chiều còn đông hơn cả khối sáng, đa số dân học không tốt đều xuống ban cơ bản, tụi nó cũng muốn theo học, vậy thì bắt buộc phải dạy buổi tối. Lúc đầu tôi nghĩ đơn giản, cho ngồi ghế nhựa ở quán anh Thịnh rồi để vở lên đùi mà chép, nhưng bây giờ "học trò" đông như quân Nguyên thế kia thì học ở đâu?
Thôi giải tán mẹ đi!
Anh Thịnh cốc đầu tôi, "Bây giờ mày nói tục quen mồm rồi đấy! Kéo hết sang xưởng cưa mà học!"
Tôi xoa đầu, "Sao đi sang đấy được ạ?"
Bên công ty người ta làm ăn mà tụi con nít kéo đến cả đám quấy rầy sao mà được?
"Đạp xe sang! Đi bộ sang! ** má! Không thì mày leo lên đầu tao này! Tao thỉnh sang!"
"..."
Huhuhu. Không phải thế mà. Câu của tôi đâu có phải hỏi cách để sang được bên đấy. Ý là, chưa xin phép anh Hùng, tự nhiên kéo đùng đùng đến thì không hay lắm. Thân mấy thì thân nhưng cũng phải có lễ nghĩa phép tắc chứ. Anh ấy không mở lời trước thì tôi cũng không dám xin xỏ đâu. Vẫn là bỏ đi thôi.
Nhưng chưa kịp lên tiếng thì anh Thịnh lại nói, "Cứ kéo hết sang đi, bên đấy cũng như bên này."
"..."
Vẫn là câu này. Anh Thịnh tính làm hoa hậu xăm trổ thân thiện coi cả huyện này cũng như nhà anh ấy đấy à?
Nhưng nhưng nhưng lỡ bên đấy không coi bên đấy cũng như bên này thì sao?
À không, tôi chợt nhớ ra một chuyện, bên đấy chắc chắn sẽ coi bên này với bên đấy là một. Sao mình lại không nghĩ ra nhỉ?
Tôi cười toe toét, rủ rê: "Anh đi với em nhá?"
"Đéo. Bố bận."
"..."
Anh có thể nói là "không An à, anh đang bận lắm" cũng được mà? Tiếng Việt phong phú vô cùng mà nỡ lòng nào anh cục như chó dại thế?
Anh Thịnh từ chối nhưng vẫn cầm điện thoại bấm bấm lia lịa, sau đó cũng không ngẩng đầu lên mà hất cằm, "Ổng okay rồi. Ổng nói giờ mày rảnh thì chạy qua nói rõ xem có bao nhiêu mống để ổng sắp xếp."
Sau đó chúng tôi có một phòng học to đùng bên xưởng cưa, gỗ là thế mạnh của anh Hùng nên muốn bàn có bàn, muốn ghế có ghế, thậm chí muốn giường cũng có giường để nằm ườn ra học cũng được. Đám lêu lổng muốn cúp học cũng không được vì có các anh lớn lúc nào cũng chăm chăm nhìn vào. Tôi không dạy theo giáo trình trên lớp mà chỉ bảo tụi nó kiến thức bị mất gốc, khi thực sự lấy lại được căn bản thì tụi nó không sợ lớp học nữa, thậm chí trễ rồi mà vẫn nán lại hỏi bài. Tôi cảm thấy mình đạt được thành tựu, trong lòng vui vẻ vô cùng.
Học phí tháng đầu tiên, tôi đưa hết tiền cho anh Hùng để bù vào tiền bàn ghế. Anh ấy nói bàn ghế có sẵn nhưng tôi không tin. Công ty nhận làm đồ nội thất sang trọng chứ đâu có phải bàn học sinh, huống hồ bàn ghế tụi tôi học cũng không đẹp mấy, chắc chắn là đã huy động cả xưởng đóng vội đóng vàng. Cuối cùng anh ấy chỉ lấy hai trăm ngàn, số tiền còn lại coi như lì xì lại tôi cho may mắn. Tôi dùng số tiền này đưa các anh ấy đi ăn một bữa tận trên thị xã, là quán mà Tuấn Anh dắt tôi tới. Còn phân nửa tiền để dành đem về cho mẹ hết.
Tháng tiếp theo tôi mua ba bộ sách giáo khoa lớp 12 và dụng cụ học tập tặng cho bạn cùng lớp vì các bạn ấy học giỏi vô cùng nhưng gia cảnh không tốt, rất nhiều lần tôi thấy có bạn còn nhặt ve chai ngay trước sân quán nhà anh Thịnh. Tôi từng dùng lại sách cũ hồi tiểu học nên hiểu vài ba ánh mắt dè bỉu mà các bạn đôi khi gặp phải suốt hai năm qua. Ban đầu tôi muốn nói dối là mình được tặng dư hoặc nhà bán tạp hoá nên đại lý cho sách để các bạn không ngại. Nhưng khi nghe thấy một trong số đó nói "mày cho người khác đi, năm sau chắc tao không theo nổi nữa đâu, đi chăn bò cuốc đất thuê thôi, tiền đâu mà đóng học." Vậy là tôi chẳng quan trọng mặt mũi ai hết mà nói thẳng, tôi cố ý mua cho tụi nó, tôi không giàu có mà mua bằng tiền mồ hôi công sức của mình, sau đó không phải rủ mà bắt tụi nó phải đi dạy thêm cùng. Dù sao muốn kèm người ta tiến bộ từng ngày thì phải theo sát, trong khi đông như thế kia thì một mình tôi cũng không kham nổi, nhận tiền mà lực học bạn bè giậm chân tại chỗ thì quá vô lương tâm.
Tuy tôi dạy học toàn dùng nắm đấm uy hiếp chứ không dịu dàng như Tuấn Anh nhưng ít nhất tôi cũng có thể làm người tốt giống như cậu ấy được rồi.
Không uổng công sức chúng tôi cùng nhau đâm đầu vào học, năm sau, trường tôi treo cờ hoa băng rôn ngập trời vì đã đạt trường chuẩn Quốc gia.
Thầy Hiệu trưởng giới thiệu Hội trưởng hội phụ huynh lên cắt băng khánh thành khai trương bức tượng Bác Hồ bằng đồng màu vàng chói loá to đùng đùng như ngọn núi nhỏ. Trước đây trường tôi chỉ có tượng thạch cao thôi, nghe đồn năm nay có ông nào đi biếu trường cái tượng xịn mới toanh. Đúng là rỗi hơi rảnh tiền. Tôi cũng chả quan tâm vì cấp ba đâu có họp phụ huynh, nên nếu có Hội trưởng hội phụ huynh chắc là mấy ông bà giàu có muốn nịnh nọt nhà trường để con cái học hành dễ thở hơn một chút ấy mà. Mấy cái chuyện đen tối này, tôi được mấy anh trong tiệm giảng dạy cho hết rồi. Nhưng mà phải trừ bố Tuấn Anh ra. Hồi xưa chú ấy biếu tặng nhà trường đủ thứ là do xuất phát từ tấm lòng cao cả thiện lành như Bồ Tát chứ con trai con gái chú ấy học hành xuất sắc thì việc gì phải lấy lòng ai.
'Bộp Bộp Bộp!!!' Tôi vỗ tay hời hợt cùng cả trường cho có phong trào.
Tôi không ngồi đúng vị trí lớp mình mà ỷ vào việc làm sao đỏ mà bắc ghế sang lớp mấy thằng đàn em hay ăn tục nói phét, nghe tụi nó nói chuyện rất vui tai.
Nên tụi nó đập vai tôi lịa lịa, "Bố bố bố anh An kìa!"
Tôi giật nảy cả người, vội vàng quay lưng nhìn ra cổng trường. Tại sao ba tôi lại lên tận trên này làm gì?
"Không phải! Trên kia kìa!" Tụi nó chỉ lên sân khấu.
Tôi quay ngoắt lên.
"..."
Hồi nãy tôi bị một cơn gió lạ thổi qua nên chắc chắn là có ai dựa bất ngờ nên mới suy nghĩ hồ đồ như thế.
Mấy người Hội trưởng hội phụ huynh ai ai cũng là người tốt, là tấm gương đạo đức sáng giá để con cháu ngàn đời sau vui vẻ noi theo. Làm gì có chuyện trên đời này có ai thừa tiền, chẳng qua là họ muốn dùng khả năng của mình chia vui cùng với sự phấn đấu mỏi mòn của nhà trường. Những người ấy chắc chắn không bao giờ mang tư duy nịnh bợ, họ chỉ đang dạy cho thế hệ sau thấy được bài học về việc báo đáp công ơn dưỡng dục của các thầy cô, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn, nhìn tượng đồng nhớ ông bố hờ của tôi mà thôi.
Anh Hùng chia vui đôi ba câu khách sáo đến không thể khách sáo hơn thì đến lượt tôi lên đọc bài phát biểu đã soạn sẵn theo kịch bản. Đại loại là chúc mừng nhà trường, chào mừng các em lớp 10 nhập học, động viên các em 11 xác định ngành học ngay từ bây giờ đừng để nước đến chân mới nhảy, cuối cùng là cổ vũ các bạn chung khối cuối cấp cùng nhau phấn đấu vào trường Đại học mơ ước, nhất định đoàn kết vì mục tiêu không một ai bị bỏ lại phía sau, sẽ giúp đỡ bạn bè cùng tiến để không bạn nào rớt tốt nghiệp, cố gắng để đi đến đâu trường ta cũng tự hào hãnh diện vì đã nuôi dưỡng ra những mầm non xuất sắc ưu tú. Muốn văn mẫu bao nhiêu, có văn mẫu bấy nhiêu.
Anh Hùng ở dưới quay phim chụp hình lia lịa, cũng đưa cho anh Tuấn Chinh gom vào chung một chỗ giữ giùm tôi để sau này làm kỉ niệm.
Tôi học được cách để không bị đì giống Tuấn Anh rồi, đó là vươn lên vị trí đứng đầu. Tôi đã đem lại cho nhà trường không ít thành tích vinh quang nên việc có tin đồn tôi quậy thì thầy cô cũng nhắm mắt cho qua, chỉ cần lên lớp tôi luôn ngoan ngoãn, học lực vẫn đứng nhất khối là được. Bắt chước theo cậu ấy nên việc tôi không đi học thêm cũng không bị ai đá xéo như hồi cấp hai, thậm chí còn được thầy Hiệu trưởng đang đứng bên cạnh tuyên dương vì tôi biết vận động, giúp đỡ bạn bè cùng nhau học hành tiến bộ đến tận khuya.
Tôi bắt đầu tập làm người bình thường nên hay ngồi trước sân quán bida chọc ghẹo lại lời tán tỉnh bông đùa của tụi con gái quen biết. Chiều chiều, Diệu Hiền tan học về thường đứng chống nạnh trước mặt tôi, nói sang đám con gái: "Thằng này là của tao."
Tôi cười nắc nẻ.
Nhưng Hiền không cười.
Học xong 12, bạn ấy sẽ đi du học.
Vậy là tôi phải chia tay thêm một người bạn nữa.
Có lẽ cuộc đời này đã được định sẵn luôn là như vậy. Tôi như bến đỗ quạnh hiu nho nhỏ, các bạn ấy là những chuyến xe mang theo hành trình rực rỡ.
Đến rồi đi. Chỉ còn mình tôi ở lại.
Chuyện đưa một thằng con trai thành niên có tính tự lập cao đi thi Đại học cũng là vấn đề nhức nhối cần bàn luận rôm rả ở nhà tôi suốt cả một ngày.
Tôi muốn một mình trải nghiệm cho biết đó biết đây nhưng đừng nói là mẹ với An Bình mà ngay cả anh Hùng, thầy Khương, anh Tuấn Chinh, Tuấn Minh, anh Thịnh, anh Vương đều đồng loạt phản đối "KHÔNG ĐƯỢC!" Tôi có cảm giác căn nhà bé tí tẹo này hình như còn vừa bị âm thanh hùng hồn làm cho rung lên.
Ba năm nay, các anh ấy thực sự coi tôi như em út trong nhà nên lo lắng là điều dễ hiểu. Nhưng cũng nhờ quãng thời gian dài này mà tôi biết ít nhiều thông tin. Họ lo sợ tôi ngơ ngơ lên thành phố bị lừa lọc thì tôi cũng lấy đủ lý do. Mẹ và em Bình đương nhiên là chưa vào Sài Gòn bao giờ, anh Thịnh đi du học, anh Tuấn Chinh-Tuấn Minh-thầy Khương đều từng học ngoài Hà Nội, còn anh Hùng... Tôi quay sang cười tủm tỉm. Anh ấy vừa học vừa làm từ bé ở nhà ông bà của Tuấn Anh, sau này được đầu tư cho đi Đại học cũng không chịu, chỉ học hết 12, nghề dạy người được làm quản lý, lăn lộn một đường nhanh chóng thành chủ như bây giờ.
Anh Hùng cũng bật cười, "Anh chưa từng đi học nhưng kinh nghiệm sống thì một bụng. Em không được phép đi một mình!"
Tôi lắc đầu, "Đây không phải chuyện anh có thể thương lượng." Còn chưa nói tiếp câu sau là "em muốn tự lập một mình" thì đã bị anh Tuấn Minh tát nhẹ lên gáy.
"Mày tắt cái giọng điệu đấy đi giùm anh cái! Mấy cái lời dở hơi này chỉ doạ được lũ oắt con thôi."
Tôi xoa xoa gáy, hậm hực trừng sang.
Vẫn là chưa kịp lên kịp lên tiếng thì anh Hùng nói: "Người không thể thương lượng ở đây là mày ấy!"
"..."
Mày?
Thay đổi xưng hô luôn rồi.
"Say xe vật vờ lên xuống, mày tính vào đến thành phố rồi nằm băng ca vừa tiếp oxy vừa làm bài hả?"
"..."
Không đến mức đấy chứ?
Ở chỗ tôi không có sân bay mà nếu có thì tôi cũng không đi vì tốn kém tiền bạc. Nếu muốn đi máy bay thì phải ngồi xe trung chuyển mấy chặp hơn hai tiếng đồng hồ mới đến được sân bay thành phố. Còn nếu đi xe đò thì chỉ cần ngồi im trên một cái ghế suốt cả ngày trời là được.
"..."
Chỉ cần ư? Tôi chưa bao giờ ngồi xe lâu như thế nên nghĩ cũng hơi sờ sợ cảnh ói mửa.
Các anh ấy mỗi người thêm mắm dặm muối vào một câu, nào là xe sẽ nhồi nhét như heo ba người một ghế, nào có người quạt thuốc mê lấy cắp đồ, rồi thì rạch balo lấy hết tiền, rồi toàn mùi động vật đi kèm với mùi hôi nách...
"..."
Mới nghe thôi mà đã rối loạn tiền đình muốn oẹ oẹ rồi.
"Thích trải nghiệm tự lập thì còn cả đời này tự lập đấy! Mấy ngày này thì nhất định không được!"
"..."
Mẹ tôi nói, "Thôi, mấy anh ấy có lòng thì cứ nghe lời đi. Con đi một mình mẹ cũng chẳng yên tâm. Nếu con không quen biết các anh thì mẹ cũng nhất định phải đưa con đi bằng được, bố mẹ nhà người ta đi được thì mẹ cũng đi được, có sao đâu. Nhưng bây giờ các anh ấy đều đi đó đi đây từng trải hết rồi, mẹ gửi gắm con cũng yên tâm, đỡ mất công hai mẹ con quê mùa chân ướt chân ráo lên đô thị rồi bị lường gạt."
Sau đó đến tiết mục tranh nhau đưa tôi đi thi, anh Tuấn Chinh còn bảo "hay là cứ đi hết càng đông càng vui" nhưng tôi sợ mình lại nổi nhất trường mất thôi nên phải năn nỉ mãi. Cuối cùng thầy Khương giành được chức quán quân đưa tôi lên đường với lý do từng dạy trong đó hai năm và vào thi đấu không biết bao nhiêu lần nên thuận đường.
Mẹ đưa cho thầy hai triệu đồng để lo cho tôi ăn ở mấy ngày, còn cho tôi năm trăm nghìn dằn túi, tôi không nhận vì có tiền riêng làm thêm giữ lại một ít rồi nhưng mẹ cứ dúi vào, "Cầm mà ăn uống, đồ trên thành phố đắt đỏ, gặp gì thích thì mua, có sách kỹ thuật cây trồng hay hay thì mua về làm quà cho thằng Bình."
Mọi người đều bảo bữa nay mẹ thành đại gia rồi, con nhà khác đi thi tổng ăn ở trọ chi phí tầm vài trăm ngàn là dư sức. Mẹ tôi xua tay, nói đầu tư cho con cái thì mẹ bán nhà đi còn được, làm ai cũng buồn cười. Căn bản là đi bằng ô tô riêng nên mẹ phụ tiền xăng, dân quê không biết phải phụ bao nhiêu, lâu nay mọi người đến ăn ở giao lưu với nhà tôi thân thiết như người một nhà nên không tiện khách sáo.
Thầy Khương hỏi tôi muốn đi xe hơi hay lên phố đi máy bay, tôi chọn xe hơi. Hôm đó đi bằng chiếc xe gầm cao bảy chỗ to đùng đùng, có người lái riêng còn thầy Khương ngồi ghế phụ phía trước, tôi được đem cả gối mền theo trải ra phía sau nằm ngủ rất thoải mái, cả chặng đường dài không hề ói nên cơ thể cũng ổn.
Lần đầu tiên lên Thành phố Hồ Chí Minh tôi mới hiểu định nghĩa của từ phồn hoa là như thế nào. Tôi ngẩng đầu nhìn nhà cao tầng mà sái cả cổ, phải dán cao, thầy Khương không cho nhìn nữa, tối đến hứa hẹn chở tôi đi khắp Sài Gòn ngắm cảnh. Tôi tưởng phải ở trọ nhưng thầy thuê khách sạn ngay gần trường. Tôi ra đứng ở cửa, muốn đi khám phá thành thị một phen nhưng đứng cả nửa tiếng mà xe cộ cứ đi tấp nập nối đuôi nhau hoài, không một ai nhường mình nên không thể nào sang đường được.
"..."
Thôi dẹp luôn đi!
Khám phá là chuyện cả đời. Anh Hùng cũng đã nói vậy rồi. Đây là tôi nghe lời anh ấy chứ không phải do tôi sợ xe không dám sang đường đâu.
Ngày đi thi trở về, ngang qua trường thấy bảng karaoke Bình An đồ sộ dát vàng chói loá, chạy đèn led rực rỡ nhất huyện thì ngớ cả người. Tưởng các anh ấy nói chơi, hoá ra lấy tên tôi đặt cho tiệm là sự thật. Các anh ấy cãi nhau ầm ĩ về chuyện đặt tên, sau đó thấy có điểm chung là cùng quen biết tôi nên... thành ra như bây giờ.
Thầy Khương bảo tên của tôi hay mà, mang ý nghĩa vạn sự bình an, thuận buồm xuôi gió, dân kinh doanh rất thích cái tên này, dặn tôi không phải nghĩ nhiều. Tôi cũng thở phào an tâm.
Bình An chỉ là bình an thôi chứ không phải Bình An đâu.
Về nhà, thầy đưa lại cho mẹ tôi một triệu rưỡi, nói rằng tiền dư. Tôi lại ngây ra lần nữa, vốn định về sẽ lấy thêm tiền trả cho thầy vì tôi xem sơ qua thực đơn ăn uống đã lố số tiền mẹ đưa rồi chứ đừng nói tiền ở hai phòng riêng to đùng thoải mái.
Bây giờ tôi đã là người trưởng thành, khôn ra rồi nên vội vàng nói ra sự thật, rằng thầy lừa mẹ đó.
Thầy cốc đầu tôi một cái, cười cười, "Thằng này ăn nói tào lao!"
Sau đó giải thích với mẹ tôi rằng thầy từng dẫn đội thi đấu tới khách sạn đó nhiều lần nên có thẻ miễn phí ăn ở, chỉ trả tiền xăng là được rồi.
Tôi xoa xoa đầu mà nghĩ, ồ~ hoá ra mình khờ thật.