Cậu Hai Nhà Họ Bùi
Chương 10: Tại sao cậu Hai lại có mặt ở đây?
Ngày hôm sau, cậu cũng đợi đến khi trời sụp tối như vậy rồi lén lút mang đồ ăn vào cho Lợn, cứ tưởng là thần không biết quỷ không hay nhưng cậu đâu có ngờ rằng bu Loan của cậu biết hết cả, chỉ là một mắt nhắm một mắt mở cho qua, phú bà kể ra không phải người tốt, cũng chẳng phải là người xấu, bà cũng chỉ là một người mẹ với những suy nghĩ ích kỷ của riêng mình.
Mới đó mà hai ngày đã trôi qua, Lợn được thả ra, mấy vết roi trên người nó cũng phai mờ đôi chút, nếu không kéo tay áo lên thì sẽ không thấy, Lợn chạy một mạch về nhà xem tình hình ra sao, vừa thấy Lợn về, Cu Tí đã vui mừng hớn hở, nó vừa vui vừa khóc, vui vì anh Lợn của nó cũng về, khóc vì nó biết anh Lợn của nó bị người ta đánh đập, hành hạ nhưng nó không được nói ra.
Bu Thắm ốm yếu không bước xuống giường được, mắt bu cũng mờ đi nhiều rồi nên không nhìn thấy rõ được nữa, chỉ khi Lợn ngồi cạnh bên giường của bu, dùng đôi tay nhỏ bé đầy vết chay chạm vào đôi tay sần sùi, mềm nhũng của bu thì bu mới chắc chắn là Lợn của bu đã về rồi.
Lợn chạy xuống bếp coi thử mấy ngày nay Lợn vắng nhà thì họ có kiếm thứ gì đó ăn tạm được hay không, thì thấy còn vài quả trứng gà chưa luộc và một niu cà tím chưng tương, còn có siêu thuốc đã đun rồi, Lợn hoài nghi hỏi Cu Tí, Cu Tí trả lời lấp lửng, tại chị Mận của nó dặn là không được để cho anh Lợn biết.
Thấy thái độ đáng ngờ của thằng Cu Tí, Lợn càng chắc chắn là thằng nhóc này đang giấu gì đó sau lưng mình, đoạn, Lợn một tay bê thằng Cu Tí quăng lên cây xoài trước nhà, doạ nếu nó không nói sự thật thì cứ ở trên đó luôn đi, Cu Tí sợ độ cao, thế nên vừa bị đưa lên cây xoài cao ơi là cao mà nó đã sợ súyt tè ra quần, nó khai hết ra tuốt tuồn tuột từ việc con Mận là người đầu tiên phát hiện ra Lợn với Cậu Hai mất tích đến việc Mận lo cơm nước, thuốc thang cho hai bu con nó khi Lợn vắng nhà.
- Chuyện vậy có gì phải giấu chứ?
Lợn hoài nghi, ngồi dưới gốc cây xoài, ngước lên nói chuyện với Cu Tí.
- Chị Mận dặn em là phải giấu anh Lợn, nếu không anh mà biết được lại suy nghĩ nhiều.
Cu Tí ôm lấy thân cây, hai chân run rẩy.
Suy nghĩ nhiều gì chứ? Vớ vẩn, mình mà biết cô ấy giúp bu em của mình như vậy, thì mình còn cảm ơn cô ấy không kịp nữa là, rõ ràng người suy nghĩ nhiều chính là cô Mận mà. Lợn thầm nghĩ.
- Có bao nhiêu đó thôi phải không? Cu Tí còn giấu gì anh không vậy.
- Hic, Cu Tí nói thật đó, không nói dối anh Lợn đâu.
- Cu Tí mà nói dối, thì anh cho mày ngủ trên cây xoài luôn.
Lợn doạ thì Lợn doạ vậy thôi, thế mà thằng Cu Tí lại tưởng thật, nó sợ xanh cả mặt, khóc bù lu bù loa, cầu cứu bu Thắm.
- Hu hu bu Thắm ơi, anh Lợn treo Cu Tí trên cây không cho Cu Tí xuống, Cu Tí sợ quá bu Thắm ơi hu hu
Bu Thắm vừa chộp mắt được một chút thù đã bị tiếng khóc của Cu Tí làm cho tỉnh dậy, đoạn, bu Thắm rầy Lợn.
- Lợn! Nghe lời bu, thả em xuống đi con.
Bu Thắm lại ho nữa rồi, Lợn sốt ruột thả Cu Tí xuống rồi dọn cơm ra cho ba bu con cùng ăn, ăn xong, Lợn đút thuốc cho bu, thuốc bu còn vài thang nữa cũng hết rồi, mỗi tháng phú bà chỉ trả tiền công cho Lợn là năm trăm đồng bạc, xoay tiền thuốc thang cho bu cũng hơn hai trăm đồng, còn ba trăm đồng lo tiền chợ cá cho một nhà ba người thì thật sự không đủ.
Nếu năm xưa thầy Tài không mượn nợ của phú ông nhiều như vậy thì mỗi tháng Lợn đã được nhận đủ số tiền công là năm quan tròn trịa rồi, chỉ tại lúc đó anh cả phải lên kinh ứng thí nên thầy bu phải bán gà bán lợn, vậy mà cũng chưa đủ, đến bước đường cùng thì thầy bu bàn nhau mượn tiền phú ông, có bao nhiêu tiền nong đều đưa hết cho anh cả, rốt cuộc anh cả cũng không đậu bảng Vàng mà tiền nợ vẫn còn y nguyên, lãi mẹ đẻ lãi con, nhà cũng bị phú ông siết nợ.
Thầy Tài rượu chè bê tha, không lâu sao cũng qua đời, bu Thắm cũng lâm bệnh nặng, anh cả đi theo bạn bè lên kinh thành làm ăn, vài ba tháng mới gửi tiền về một lần, Lợn kí giấy bán thân vào nhà phú ông làm người hầu năm Lợn tám tuổi, không biết thầy bu nợ phú ông số tiền bao nhiêu mà Lợn trả hoài trả hoài cũng không thấy hết, tháng nào tiền lương của Lợn cũng bị trừ chung với tiền nợ, không biết bao giờ Lợn mới có thể sống một cuộc đời mà Lợn hằng mong ước, câu hỏi cứ lặp đi lặp lại hàng trăm lần nhưng mãi chẳng thấy câu trả lời.
Dọn dẹp đâu vào đấy, đồ ăn còn dư đến mai mới ăn hết, Lợn vác theo chiếc gùi cùng lưỡi hái lên rừng kiếm củi, sẵn tiện hái thêm vài cây nấm, trước khi đi, Lợn không quên dặn Cu Tí trông nhà cẩn thận, thấy Lợn về trễ thì luộc trứng dầm tương ăn đỡ, cậu Hai còn phải đi học ở trường để chuẩn bị cho kỳ thi Hương trên huyện, nên Lợn cũng xem như là có chút không gian riêng tư, không lúc nào cũng dính một chỗ với cậu.
Cu Tí coi vậy mà thương anh Lợn lắm, nó chu đáo chuẩn bị cho anh Lợn nắm cơm với gói muối tiêu, còn có cả bình nước cho anh Lợn uống nữa, Lợn thấy dù cuộc sống của mình có khó khăn, khổ cực đến đâu nhưng có một gia đình luôn luôn yêu thương mình như vậy thì hạnh phúc không gì sánh bằng, thà nghèo mà vui.
Hôm nay Lợn gặp may, vừa kiếm được một mớ củi khô, vừa phát hiện ra một chỗ mọc rất nhiều nấm hương, ở dưới vách núi, Lợn vui vẻ hái nấm còn hát hò nữa, Lợn hái nhiều hơn một chút để đem về biếu cho cô Mận, coi như là cảm ơn vì cô ấy vì đã chăm sóc cho bu Thắm và Cu Tí mấy ngày vừa qua, đi ngang qua một con suối, thấy nước mát trong lành.
Lợn ngửi trên cơ thể mình cũng có mùi rồi, hai ngày nay bị nhốt trong phòng củi, nó có được tắm táp gì đâu, sẵn tiện ở đây, trời xanh nước biếc, cũng không có một bóng người, Lợn cởi hết quần áo ngoài ra, cái áo nịt bên trong có nhiều dây quá, Lợn phải mất một lúc mới cởi hết được, cởi ra đúng là thoải mái, bình thường để che giấu thân phận con gái, Lợn phải mặc ba lớp áo, cái áo nịt bên trong là chậc nhất, mỗi lần mặc vào Lợn cảm thấy khó chịu lắm luôn.
Tiếng suối róc rách, chim hót líu lo, Lợn hoà mình với thiên nhiên, tự do bơi lội trong suối, mà đâu biết rằng phía xa xa cậu Hai cũng đang đi đến chỗ con suối.
Chuyện là, cậu Hai vừa đi học về đã chạy đi tìm thằng Lợn, cậu không gặp Lợn mà gặp thằng Cu Tí, Cu Tí nói anh Lợn của nó lên rừng kiếm củi từ lúc trưa rồi, vậy là cậu chạy một mạch lên rừng kiếm Lợn luôn, cái thằng này! Lại lén cậu lên rừng một mình, nó không biết trên rừng nguy hiểm như thế nào hay sao?.
Vừa nghe thấy tiếng của cậu Hai, Lợn hoảng hồn ngụp lặn xuống dưới? Có ai cho Lợn biết là tại sao cậu Hai cũng có mặt ở đây hay không?.
Mới đó mà hai ngày đã trôi qua, Lợn được thả ra, mấy vết roi trên người nó cũng phai mờ đôi chút, nếu không kéo tay áo lên thì sẽ không thấy, Lợn chạy một mạch về nhà xem tình hình ra sao, vừa thấy Lợn về, Cu Tí đã vui mừng hớn hở, nó vừa vui vừa khóc, vui vì anh Lợn của nó cũng về, khóc vì nó biết anh Lợn của nó bị người ta đánh đập, hành hạ nhưng nó không được nói ra.
Bu Thắm ốm yếu không bước xuống giường được, mắt bu cũng mờ đi nhiều rồi nên không nhìn thấy rõ được nữa, chỉ khi Lợn ngồi cạnh bên giường của bu, dùng đôi tay nhỏ bé đầy vết chay chạm vào đôi tay sần sùi, mềm nhũng của bu thì bu mới chắc chắn là Lợn của bu đã về rồi.
Lợn chạy xuống bếp coi thử mấy ngày nay Lợn vắng nhà thì họ có kiếm thứ gì đó ăn tạm được hay không, thì thấy còn vài quả trứng gà chưa luộc và một niu cà tím chưng tương, còn có siêu thuốc đã đun rồi, Lợn hoài nghi hỏi Cu Tí, Cu Tí trả lời lấp lửng, tại chị Mận của nó dặn là không được để cho anh Lợn biết.
Thấy thái độ đáng ngờ của thằng Cu Tí, Lợn càng chắc chắn là thằng nhóc này đang giấu gì đó sau lưng mình, đoạn, Lợn một tay bê thằng Cu Tí quăng lên cây xoài trước nhà, doạ nếu nó không nói sự thật thì cứ ở trên đó luôn đi, Cu Tí sợ độ cao, thế nên vừa bị đưa lên cây xoài cao ơi là cao mà nó đã sợ súyt tè ra quần, nó khai hết ra tuốt tuồn tuột từ việc con Mận là người đầu tiên phát hiện ra Lợn với Cậu Hai mất tích đến việc Mận lo cơm nước, thuốc thang cho hai bu con nó khi Lợn vắng nhà.
- Chuyện vậy có gì phải giấu chứ?
Lợn hoài nghi, ngồi dưới gốc cây xoài, ngước lên nói chuyện với Cu Tí.
- Chị Mận dặn em là phải giấu anh Lợn, nếu không anh mà biết được lại suy nghĩ nhiều.
Cu Tí ôm lấy thân cây, hai chân run rẩy.
Suy nghĩ nhiều gì chứ? Vớ vẩn, mình mà biết cô ấy giúp bu em của mình như vậy, thì mình còn cảm ơn cô ấy không kịp nữa là, rõ ràng người suy nghĩ nhiều chính là cô Mận mà. Lợn thầm nghĩ.
- Có bao nhiêu đó thôi phải không? Cu Tí còn giấu gì anh không vậy.
- Hic, Cu Tí nói thật đó, không nói dối anh Lợn đâu.
- Cu Tí mà nói dối, thì anh cho mày ngủ trên cây xoài luôn.
Lợn doạ thì Lợn doạ vậy thôi, thế mà thằng Cu Tí lại tưởng thật, nó sợ xanh cả mặt, khóc bù lu bù loa, cầu cứu bu Thắm.
- Hu hu bu Thắm ơi, anh Lợn treo Cu Tí trên cây không cho Cu Tí xuống, Cu Tí sợ quá bu Thắm ơi hu hu
Bu Thắm vừa chộp mắt được một chút thù đã bị tiếng khóc của Cu Tí làm cho tỉnh dậy, đoạn, bu Thắm rầy Lợn.
- Lợn! Nghe lời bu, thả em xuống đi con.
Bu Thắm lại ho nữa rồi, Lợn sốt ruột thả Cu Tí xuống rồi dọn cơm ra cho ba bu con cùng ăn, ăn xong, Lợn đút thuốc cho bu, thuốc bu còn vài thang nữa cũng hết rồi, mỗi tháng phú bà chỉ trả tiền công cho Lợn là năm trăm đồng bạc, xoay tiền thuốc thang cho bu cũng hơn hai trăm đồng, còn ba trăm đồng lo tiền chợ cá cho một nhà ba người thì thật sự không đủ.
Nếu năm xưa thầy Tài không mượn nợ của phú ông nhiều như vậy thì mỗi tháng Lợn đã được nhận đủ số tiền công là năm quan tròn trịa rồi, chỉ tại lúc đó anh cả phải lên kinh ứng thí nên thầy bu phải bán gà bán lợn, vậy mà cũng chưa đủ, đến bước đường cùng thì thầy bu bàn nhau mượn tiền phú ông, có bao nhiêu tiền nong đều đưa hết cho anh cả, rốt cuộc anh cả cũng không đậu bảng Vàng mà tiền nợ vẫn còn y nguyên, lãi mẹ đẻ lãi con, nhà cũng bị phú ông siết nợ.
Thầy Tài rượu chè bê tha, không lâu sao cũng qua đời, bu Thắm cũng lâm bệnh nặng, anh cả đi theo bạn bè lên kinh thành làm ăn, vài ba tháng mới gửi tiền về một lần, Lợn kí giấy bán thân vào nhà phú ông làm người hầu năm Lợn tám tuổi, không biết thầy bu nợ phú ông số tiền bao nhiêu mà Lợn trả hoài trả hoài cũng không thấy hết, tháng nào tiền lương của Lợn cũng bị trừ chung với tiền nợ, không biết bao giờ Lợn mới có thể sống một cuộc đời mà Lợn hằng mong ước, câu hỏi cứ lặp đi lặp lại hàng trăm lần nhưng mãi chẳng thấy câu trả lời.
Dọn dẹp đâu vào đấy, đồ ăn còn dư đến mai mới ăn hết, Lợn vác theo chiếc gùi cùng lưỡi hái lên rừng kiếm củi, sẵn tiện hái thêm vài cây nấm, trước khi đi, Lợn không quên dặn Cu Tí trông nhà cẩn thận, thấy Lợn về trễ thì luộc trứng dầm tương ăn đỡ, cậu Hai còn phải đi học ở trường để chuẩn bị cho kỳ thi Hương trên huyện, nên Lợn cũng xem như là có chút không gian riêng tư, không lúc nào cũng dính một chỗ với cậu.
Cu Tí coi vậy mà thương anh Lợn lắm, nó chu đáo chuẩn bị cho anh Lợn nắm cơm với gói muối tiêu, còn có cả bình nước cho anh Lợn uống nữa, Lợn thấy dù cuộc sống của mình có khó khăn, khổ cực đến đâu nhưng có một gia đình luôn luôn yêu thương mình như vậy thì hạnh phúc không gì sánh bằng, thà nghèo mà vui.
Hôm nay Lợn gặp may, vừa kiếm được một mớ củi khô, vừa phát hiện ra một chỗ mọc rất nhiều nấm hương, ở dưới vách núi, Lợn vui vẻ hái nấm còn hát hò nữa, Lợn hái nhiều hơn một chút để đem về biếu cho cô Mận, coi như là cảm ơn vì cô ấy vì đã chăm sóc cho bu Thắm và Cu Tí mấy ngày vừa qua, đi ngang qua một con suối, thấy nước mát trong lành.
Lợn ngửi trên cơ thể mình cũng có mùi rồi, hai ngày nay bị nhốt trong phòng củi, nó có được tắm táp gì đâu, sẵn tiện ở đây, trời xanh nước biếc, cũng không có một bóng người, Lợn cởi hết quần áo ngoài ra, cái áo nịt bên trong có nhiều dây quá, Lợn phải mất một lúc mới cởi hết được, cởi ra đúng là thoải mái, bình thường để che giấu thân phận con gái, Lợn phải mặc ba lớp áo, cái áo nịt bên trong là chậc nhất, mỗi lần mặc vào Lợn cảm thấy khó chịu lắm luôn.
Tiếng suối róc rách, chim hót líu lo, Lợn hoà mình với thiên nhiên, tự do bơi lội trong suối, mà đâu biết rằng phía xa xa cậu Hai cũng đang đi đến chỗ con suối.
Chuyện là, cậu Hai vừa đi học về đã chạy đi tìm thằng Lợn, cậu không gặp Lợn mà gặp thằng Cu Tí, Cu Tí nói anh Lợn của nó lên rừng kiếm củi từ lúc trưa rồi, vậy là cậu chạy một mạch lên rừng kiếm Lợn luôn, cái thằng này! Lại lén cậu lên rừng một mình, nó không biết trên rừng nguy hiểm như thế nào hay sao?.
Vừa nghe thấy tiếng của cậu Hai, Lợn hoảng hồn ngụp lặn xuống dưới? Có ai cho Lợn biết là tại sao cậu Hai cũng có mặt ở đây hay không?.