Luôn Luôn Cạnh Bên
Chương 20
Ngay khi vừa tắm xong, tôi bước xuống nhà ăn cơm tối cùng mọi người. Mới đặt mông ngồi xuống, một âm thanh quen thuộc vang vảng cất lên.
" Cái gì thế này?"
Đưa tay nhận bát cơm, đặt xuống bàn, ngẩng đầu lên, tôi liền thấy vẻ mặt hoang mang của tên Huy. Cậu ta và mẹ mình nhìn tôi với biểu cảm khó tin.
Tôi vẫn ghét cậu ta đấy, nhưng hôm nay đủ mệt rồi nên tôi cũng chẳng muốn quan tâm đến.
Khi mọi người đã tới đông đủ, người đàn ông lớn tuổi nhất có bộ râu trắng dài, mặc chiếc áo len đen ôm sát cổ và ống tay nhìn về phía tôi và Lâm đang ngồi ngay cạnh nhau. Hình như đây là ông nội mà mẹ đã nhắc trước sẽ tới trước đó. Hốc mắt ông sâu hoằm, vẻ mặt nghiêm nghị vẻ khó lại gần, đôi mày chụp lại cùng cái vẻ nhìn như bắn đạn đó khiên lòng tôi vô thức cảm thấy thấp thỏm lo âu.
" Về nhà có gì bất tiện không?"
Tôi biết là hỏi mình liền đáp lời," Dạ, không ạ!"
Tên Huy vẫn hoang mang, ngồi trên bàn ăn mà như con lăng quăng quay hết bên này tới bên nọ, trợn mắt, hỏi mọi người.
" S,sao, là thế nào? Chuyện gì vậy? Mọi người, sao thằng này ngồi đây? Bố, bác, ông nội,...?"
Bốp!
Em gái ngồi bên cạnh có khuôn mặt không khác gì tên Huy phiên bản nữ, vỗ một phát thật mạnh lên lưng cậu ta, còn vừa nói vừa lườm, một tay kéo Huy ngồi yên lại vị trí.
" Câm mồm đi!"
Huy ngắn nhó, vươn tay ra sau xoa lưng, " Mẹ, Lam đánh con!"
Mẹ cậu ta ngồi ngay cạnh, xót con trai, liền đưa tay ra xoa lưng," Cái con bé này, sao lại đánh anh mạnh tay thế?"
Chú Phong ho nhẹ nhắc nhở vợ và con mình.
Ông nội không nói gì nhưng ánh mắt thấy có vẻ không hài lòng lắm.
Ba mẹ con tên Huy cũng nhận ra, liền quay lại tư thế ngồi ngay ngắn.
Toàn bàn ăn mọi người đều ngầm ý ngồi im lặng, chẳng ai động đũa hay ho he câu gì. Một cảm giác nặng nề khó tả nổi lên, lởn vởn không khí chung quanh. Một hồi thì ông nọi mới quay ra bố.
" Thế giờ tình hình nhà anh chị tính thế nào?"
Bố bình tĩnh nuốt xong miếng cơm nói.
" Giờ nhà con thống nhất cho hai đứa vào chung hộ khẩu, vẫn là con nhà mình."
Tên Huy trợn mắt, hoảng hốt." Gì cơ? C,..."
Đang nói giở thì Lam ngồi bên cạnh gắp miếng gà luộc to tướng nhét thẳng vào cái miệng đang há to của Huy, giọng con bé nói nhỏ.
" Ăn cơm của mình đi!"
Mặt Huy lộ rõ vẻ khó chịu, nhưng khi nhìn vào ông nội đang ngồi đầu bàn liền rụt rè ngồi xuống, ngoan ngoãn gặm miếng gà của mình.
" Thế tính bao giờ thống báo?"
Ông hỏi bố.
Bố vẫn từ tốn đáp lời." Đợi hai đứa khoẻ hắn rồi tính tiếp, lúc đấy chọn ngày cũng chưa muộn."
Ông nội vừa gắp thức ăn, vừa gật đầu coi như cũng khá hài lòng với quyết định của bố.
Ông lại nhìn sang tôi.
" Trông được cái mắt giống nhà mình đấy! Cho tập dần đi là vừa."
Tôi ngơ ngác nhìn ông rồi, nhìn sang đôi mắt tĩnh lặng không cảm xúc của bố.
Lúc này mẹ mới lên tiếng.
" Quân mới về nhà hôm nay chưa quen, bố cứ từ từ rồi nhà mình chỉ bảo sau."
Đôi mày ông nhíu lại, vẻ không chấp thuận lắm nhưng cũng chẳng phản đối câu gì.
Buổi ăn tối kết thúc trong không khí ngượng ngùng, là cảm giác của tôi ngượng ngùng. Cả bữa ăn họ toàn nói chuyện của tôi và Lâm nhưng hai nhân vật chính lại chỉ có thể ngồi im cạnh đó chẳng được góp ý câu gì. Mọi sắp xếp hoàn toàn do người lớn trong nhà quyết định, họ không thèm đếm xỉa tới hỏi ý kiến chúng tôi một câu. Lam ngồi bên đối diện, vẻ mặt con bé lạnh tanh, cất âm vang nhỏ đủ để tôi nghe thấy.
" Anh cứ ngồi im và ăn đi!"
Nhìn vẻ mặt Lâm bên cạnh không nói lăng gì, tôi cũng quay lại tập trung ăn tiếp.
Tôi tới hỏi người giúp việc đã theo mẹ xếp phòng cho ông Đức sáng nay. Lân la tìm được đúng cửa phòng, tôi chẳng thèm gõ cửa mà trực tiếp vặn tay nắm, bước vào trong.
Thấy ông Đức đang lúi húi với cái túi đựng đồ cũ kỹ quen thuộc, tôi tiến lại gần, ngồi lên giường, hỏi.
" Anh làm gì đấy?"
Ông Đức biết là tôi lúc vào cửa rồi nên giờ hỏi cũng không thèm ngẩng đầu lên nhìn.
" Xếp đồ."
" Làm gì?"
" Xuống phòng cho nhân viên."
" Sao anh không ở đây?"
" Ở làm mắm à? Có phải nhà tao đâu!"
Nghe vậy tôi liền mím môi lại, không biết nói câu gì. Ông Đức là anh trai tôi nhưng không phải con của gia đình này.
" Anh!"
Ông Đức nghe giọng tôi hơi là lạ, ngẩng mặt lên," Sao?"
Giọng tôi hơi nghèn nghẹn," Em muốn ở với anh!"
Ông Đức thở dài," Mày bị điên à? Giờ có nhà không ở mày muốn bờ bụi đi đâu?"
Môi tôi hơi trùng xuống:" Thế anh không phải nhà à?"
Ông Đức hơi khựng lại giây lát:" Bệnh viện kiểm tra không kỹ bỏ sót dư chấn ở đầu mày à, mà giờ tự dưng ngồi nói sến rện thế?"
Thực tế tôi cũng đang không hiểu bản thân bây giờ đang nghĩ gì nữa, cảm giác dồn đọng, ứ nghẹn cả trong cảm xúc lẫn ngay trong cổ họng làm tôi thấy bất lực một cách khó chịu. Tôi chép miệng, đảo mắt.
" Anh nuôi em mà! Giờ không có tí tình cảm luyến tiếc gì sao?"
Ông Đức đứng chống hông hai tay, nhìn tôi, mặt lạnh tanh." Có!"
Mặc dù cảm những thứ tồn đọng trong con người tôi cũng chẳng giảm xuống là bao nhưng câu nói đó khiến tôi thực sự cảm nhận được chút ấm lòng, sự căng thẳng cũng vơi đi, như đi đường quê gió lớn bên đường lại có khối đá xù xì vừa hay đủ để che chắn cho thân mình.
Tôi không giữ ông Đức, không miễn cưỡng ép ông ấy khi chuyển xuống phòng nhân viên, chỉ lẳng lặng ngồi ở đó nhìn từng món đồ ít ỏi được xếp đều vào chiếc túi vải bạc màu. bởi có lẽ hiện tại tới chính bản thân tôi vẫn còn đang hoang mang với vấn đề của mình nên cũng chẳng dám đòi cái quyền lợi tham lam gì trong gia đình chưa có cảm giác thân thuộc này.
Ban đêm, trước giờ đi ngủ, bước chân ra khỏi phòng, tìm xuống nhà bếp kiếm chút nước uống. Trên đường cầm ly nước về phòng ngủ tôi vô tình chạm mặt Lâm ở gần của mình. Tôi giật mình, tay cố giữ ly nước không để sánh ra sàn. Hắn vẫn chưa thay đồ ngủ, chỉ lặng yên đứng nhìn tôi, cánh chống nạnh, tay vin vào tường, ánh mắt đen trong vắt như làn nước thu, vô định, không một gợn sóng linh nào. Tôi nhìn hắn thấp thỏm, vô thức bặm môi lại, não như chết đứng chẳng chạy nổi nội dụng gì. Khi load kịp câu chữa cháy, chưa nói được thành lời, mới lấy hơi đầu tiên hắn đã lướt đi mất.
Tôi ngoảnh đầu thấy Lâm bước xuống cầu thang một cách chật vật. Muốn tiến đến giúp đỡ hắn nhưng không hiểu sao đến khi khuất bóng hẳn tôi vẫn chẳng mở lời. Tôi cứ đứng đó đợi tới khi hắn thật sự bước xuống tầng dưới an toàn mới từ từ bước về phòng. Cảm giác tội lỗi thật đấy.
Chốt cửa trong, đặt ly nước lên tủ bàn, tôi chui mình vào trong chăn ấm, túm góc chăn cuộn tròn theo dáng người thành một cục lớn trên giường. Tôi cố ngủ nhưng chẳng thể nào ngủ nổi, đầu óc như bị vòng kim cô siết chặt, cứ oong oong mãi. Cảm giác bí bách chẳng biết từ đâu ra, toàn thân nặng nề cũng chẳng biết làm sao. trong lớp chăn ấm, tôi thở ra một hơi dài, không phải là sự nhẹ nhõm mà là sự mệt mỏi cộng dồn. Mấy cái suy nghĩ cứ đâu đâu luẩn quẩn quanh tôi, chẳng cái nào ra cái nào. Căn phòng này yên tĩnh đến lạ, dù ngoài trời đêm gió vẫn cứ thổi rít gào cũng không một âm thanh nào chạm tới tấm kính trong suốt kia. Sự tĩnh lặng cứ ngỡ là yên bình nhưng chỉ khi nhìn thấy những làn mưa nặng hạt ồ ạt đập vào lớp kính mới nhận thấy được cái phong ba của bên ngoài.
Trong chật vật tôi bổng nảy ra ý tưởng, vươn tay kiếm cái điện thoại, mở đoạn ghi âm tụng kinh của sư thầy trước đây tôi dùng để thử máy đến giờ vẫn giữ lại làm kỷ niệm. Cứ nghĩ nó sẽ suốt đời nằm im đấy không ngờ nay lại có dịp.
Tiếng tụng kinh đều đều nhịp nhịp theo âm vang quen thuộc cứ thế vang lên. Ban đầu không hữu hiệu lắm nhưng dần dần tôi cũng thiếp đi lúc nào không hay.
" Cái gì thế này?"
Đưa tay nhận bát cơm, đặt xuống bàn, ngẩng đầu lên, tôi liền thấy vẻ mặt hoang mang của tên Huy. Cậu ta và mẹ mình nhìn tôi với biểu cảm khó tin.
Tôi vẫn ghét cậu ta đấy, nhưng hôm nay đủ mệt rồi nên tôi cũng chẳng muốn quan tâm đến.
Khi mọi người đã tới đông đủ, người đàn ông lớn tuổi nhất có bộ râu trắng dài, mặc chiếc áo len đen ôm sát cổ và ống tay nhìn về phía tôi và Lâm đang ngồi ngay cạnh nhau. Hình như đây là ông nội mà mẹ đã nhắc trước sẽ tới trước đó. Hốc mắt ông sâu hoằm, vẻ mặt nghiêm nghị vẻ khó lại gần, đôi mày chụp lại cùng cái vẻ nhìn như bắn đạn đó khiên lòng tôi vô thức cảm thấy thấp thỏm lo âu.
" Về nhà có gì bất tiện không?"
Tôi biết là hỏi mình liền đáp lời," Dạ, không ạ!"
Tên Huy vẫn hoang mang, ngồi trên bàn ăn mà như con lăng quăng quay hết bên này tới bên nọ, trợn mắt, hỏi mọi người.
" S,sao, là thế nào? Chuyện gì vậy? Mọi người, sao thằng này ngồi đây? Bố, bác, ông nội,...?"
Bốp!
Em gái ngồi bên cạnh có khuôn mặt không khác gì tên Huy phiên bản nữ, vỗ một phát thật mạnh lên lưng cậu ta, còn vừa nói vừa lườm, một tay kéo Huy ngồi yên lại vị trí.
" Câm mồm đi!"
Huy ngắn nhó, vươn tay ra sau xoa lưng, " Mẹ, Lam đánh con!"
Mẹ cậu ta ngồi ngay cạnh, xót con trai, liền đưa tay ra xoa lưng," Cái con bé này, sao lại đánh anh mạnh tay thế?"
Chú Phong ho nhẹ nhắc nhở vợ và con mình.
Ông nội không nói gì nhưng ánh mắt thấy có vẻ không hài lòng lắm.
Ba mẹ con tên Huy cũng nhận ra, liền quay lại tư thế ngồi ngay ngắn.
Toàn bàn ăn mọi người đều ngầm ý ngồi im lặng, chẳng ai động đũa hay ho he câu gì. Một cảm giác nặng nề khó tả nổi lên, lởn vởn không khí chung quanh. Một hồi thì ông nọi mới quay ra bố.
" Thế giờ tình hình nhà anh chị tính thế nào?"
Bố bình tĩnh nuốt xong miếng cơm nói.
" Giờ nhà con thống nhất cho hai đứa vào chung hộ khẩu, vẫn là con nhà mình."
Tên Huy trợn mắt, hoảng hốt." Gì cơ? C,..."
Đang nói giở thì Lam ngồi bên cạnh gắp miếng gà luộc to tướng nhét thẳng vào cái miệng đang há to của Huy, giọng con bé nói nhỏ.
" Ăn cơm của mình đi!"
Mặt Huy lộ rõ vẻ khó chịu, nhưng khi nhìn vào ông nội đang ngồi đầu bàn liền rụt rè ngồi xuống, ngoan ngoãn gặm miếng gà của mình.
" Thế tính bao giờ thống báo?"
Ông hỏi bố.
Bố vẫn từ tốn đáp lời." Đợi hai đứa khoẻ hắn rồi tính tiếp, lúc đấy chọn ngày cũng chưa muộn."
Ông nội vừa gắp thức ăn, vừa gật đầu coi như cũng khá hài lòng với quyết định của bố.
Ông lại nhìn sang tôi.
" Trông được cái mắt giống nhà mình đấy! Cho tập dần đi là vừa."
Tôi ngơ ngác nhìn ông rồi, nhìn sang đôi mắt tĩnh lặng không cảm xúc của bố.
Lúc này mẹ mới lên tiếng.
" Quân mới về nhà hôm nay chưa quen, bố cứ từ từ rồi nhà mình chỉ bảo sau."
Đôi mày ông nhíu lại, vẻ không chấp thuận lắm nhưng cũng chẳng phản đối câu gì.
Buổi ăn tối kết thúc trong không khí ngượng ngùng, là cảm giác của tôi ngượng ngùng. Cả bữa ăn họ toàn nói chuyện của tôi và Lâm nhưng hai nhân vật chính lại chỉ có thể ngồi im cạnh đó chẳng được góp ý câu gì. Mọi sắp xếp hoàn toàn do người lớn trong nhà quyết định, họ không thèm đếm xỉa tới hỏi ý kiến chúng tôi một câu. Lam ngồi bên đối diện, vẻ mặt con bé lạnh tanh, cất âm vang nhỏ đủ để tôi nghe thấy.
" Anh cứ ngồi im và ăn đi!"
Nhìn vẻ mặt Lâm bên cạnh không nói lăng gì, tôi cũng quay lại tập trung ăn tiếp.
Tôi tới hỏi người giúp việc đã theo mẹ xếp phòng cho ông Đức sáng nay. Lân la tìm được đúng cửa phòng, tôi chẳng thèm gõ cửa mà trực tiếp vặn tay nắm, bước vào trong.
Thấy ông Đức đang lúi húi với cái túi đựng đồ cũ kỹ quen thuộc, tôi tiến lại gần, ngồi lên giường, hỏi.
" Anh làm gì đấy?"
Ông Đức biết là tôi lúc vào cửa rồi nên giờ hỏi cũng không thèm ngẩng đầu lên nhìn.
" Xếp đồ."
" Làm gì?"
" Xuống phòng cho nhân viên."
" Sao anh không ở đây?"
" Ở làm mắm à? Có phải nhà tao đâu!"
Nghe vậy tôi liền mím môi lại, không biết nói câu gì. Ông Đức là anh trai tôi nhưng không phải con của gia đình này.
" Anh!"
Ông Đức nghe giọng tôi hơi là lạ, ngẩng mặt lên," Sao?"
Giọng tôi hơi nghèn nghẹn," Em muốn ở với anh!"
Ông Đức thở dài," Mày bị điên à? Giờ có nhà không ở mày muốn bờ bụi đi đâu?"
Môi tôi hơi trùng xuống:" Thế anh không phải nhà à?"
Ông Đức hơi khựng lại giây lát:" Bệnh viện kiểm tra không kỹ bỏ sót dư chấn ở đầu mày à, mà giờ tự dưng ngồi nói sến rện thế?"
Thực tế tôi cũng đang không hiểu bản thân bây giờ đang nghĩ gì nữa, cảm giác dồn đọng, ứ nghẹn cả trong cảm xúc lẫn ngay trong cổ họng làm tôi thấy bất lực một cách khó chịu. Tôi chép miệng, đảo mắt.
" Anh nuôi em mà! Giờ không có tí tình cảm luyến tiếc gì sao?"
Ông Đức đứng chống hông hai tay, nhìn tôi, mặt lạnh tanh." Có!"
Mặc dù cảm những thứ tồn đọng trong con người tôi cũng chẳng giảm xuống là bao nhưng câu nói đó khiến tôi thực sự cảm nhận được chút ấm lòng, sự căng thẳng cũng vơi đi, như đi đường quê gió lớn bên đường lại có khối đá xù xì vừa hay đủ để che chắn cho thân mình.
Tôi không giữ ông Đức, không miễn cưỡng ép ông ấy khi chuyển xuống phòng nhân viên, chỉ lẳng lặng ngồi ở đó nhìn từng món đồ ít ỏi được xếp đều vào chiếc túi vải bạc màu. bởi có lẽ hiện tại tới chính bản thân tôi vẫn còn đang hoang mang với vấn đề của mình nên cũng chẳng dám đòi cái quyền lợi tham lam gì trong gia đình chưa có cảm giác thân thuộc này.
Ban đêm, trước giờ đi ngủ, bước chân ra khỏi phòng, tìm xuống nhà bếp kiếm chút nước uống. Trên đường cầm ly nước về phòng ngủ tôi vô tình chạm mặt Lâm ở gần của mình. Tôi giật mình, tay cố giữ ly nước không để sánh ra sàn. Hắn vẫn chưa thay đồ ngủ, chỉ lặng yên đứng nhìn tôi, cánh chống nạnh, tay vin vào tường, ánh mắt đen trong vắt như làn nước thu, vô định, không một gợn sóng linh nào. Tôi nhìn hắn thấp thỏm, vô thức bặm môi lại, não như chết đứng chẳng chạy nổi nội dụng gì. Khi load kịp câu chữa cháy, chưa nói được thành lời, mới lấy hơi đầu tiên hắn đã lướt đi mất.
Tôi ngoảnh đầu thấy Lâm bước xuống cầu thang một cách chật vật. Muốn tiến đến giúp đỡ hắn nhưng không hiểu sao đến khi khuất bóng hẳn tôi vẫn chẳng mở lời. Tôi cứ đứng đó đợi tới khi hắn thật sự bước xuống tầng dưới an toàn mới từ từ bước về phòng. Cảm giác tội lỗi thật đấy.
Chốt cửa trong, đặt ly nước lên tủ bàn, tôi chui mình vào trong chăn ấm, túm góc chăn cuộn tròn theo dáng người thành một cục lớn trên giường. Tôi cố ngủ nhưng chẳng thể nào ngủ nổi, đầu óc như bị vòng kim cô siết chặt, cứ oong oong mãi. Cảm giác bí bách chẳng biết từ đâu ra, toàn thân nặng nề cũng chẳng biết làm sao. trong lớp chăn ấm, tôi thở ra một hơi dài, không phải là sự nhẹ nhõm mà là sự mệt mỏi cộng dồn. Mấy cái suy nghĩ cứ đâu đâu luẩn quẩn quanh tôi, chẳng cái nào ra cái nào. Căn phòng này yên tĩnh đến lạ, dù ngoài trời đêm gió vẫn cứ thổi rít gào cũng không một âm thanh nào chạm tới tấm kính trong suốt kia. Sự tĩnh lặng cứ ngỡ là yên bình nhưng chỉ khi nhìn thấy những làn mưa nặng hạt ồ ạt đập vào lớp kính mới nhận thấy được cái phong ba của bên ngoài.
Trong chật vật tôi bổng nảy ra ý tưởng, vươn tay kiếm cái điện thoại, mở đoạn ghi âm tụng kinh của sư thầy trước đây tôi dùng để thử máy đến giờ vẫn giữ lại làm kỷ niệm. Cứ nghĩ nó sẽ suốt đời nằm im đấy không ngờ nay lại có dịp.
Tiếng tụng kinh đều đều nhịp nhịp theo âm vang quen thuộc cứ thế vang lên. Ban đầu không hữu hiệu lắm nhưng dần dần tôi cũng thiếp đi lúc nào không hay.