Nhớ Mãi Không Quên
Chương 37: Lễ tốt nghiệp
Khi một nhóm y tá và bác sĩ tụ tập ăn uống, chắc chắn sẽ nói về các chủ đề liên quan đến y tế. Chẳng hạn như phí kiểm soát bảo hiểm y tế, sự ngu xuẩn trong cải cách y tế, khó phát hành luận văn, khó thăng chức, cách điều trị bệnh này và bệnh kia...
Người lớn ở đây hàn huyên tâm sự, còn trẻ con thì thổi bong bóng, thả diều, chơi trò chơi, chạy quanh công viên sau khi ăn uống no say.
Tống Nhĩ Giai vẫn còn rất trẻ con. Nàng chơi thả diều, chơi đại bàng bắt gà con với một đám con nít.
Nguyễn Trinh ôm đầu gối ngồi trên bãi cỏ, yên lặng nghe cuộc trò chuyện của các đồng nghiệp trong bộ phận. Thỉnh thoảng, cô sẽ ngẩng đầu lên và nhìn về phía Tống Nhĩ Giai.
Một đồng nghiệp bên cạnh nói chuyện về chủ đề đồng cảm của bệnh nhân. Cô ấy kể rằng một bệnh nhân trong khoa ngày nào cũng đến tâm sự với mình vì người đó đem lòng yêu một nam bác sĩ trẻ tuổi. Mỗi ngày, người đó đều mang đồ ăn sáng đến văn phòng nam bác sĩ kia.
Nguyễn Trinh chăm chú lắng nghe.
Đồng cảm là một trong những thuật ngữ tâm lý học, dùng để chỉ sự phóng chiếu cảm xúc của chính khách hàng lên nhà phân tích, bao gồm đồng cảm tích cực, đồng cảm tiêu cực và đồng cảm ngược.
Hành vi đồng cảm sẽ thường gặp trong mối quan hệ giữa bác sĩ - bệnh nhân. Bệnh nhân có ấn tượng tốt về những người bác sĩ giúp đỡ họ và lầm tưởng rằng sự chăm sóc phổ thông của bác sĩ là một sự chăm sóc đặc biệt với bản thân. Thật ra, nhiều khi những hành động đấy chỉ xuất phát từ sự chăm sóc nhân văn chuyên nghiệp.
Ở bệnh viện đa khoa, sau khi các bác sĩ trẻ ở các khoa khác và bệnh nhân chấm dứt việc khám chữa bệnh, nếu có duyên và có ý với nhau thì có khả năng bắt đầu một một quan hệ. Tuy nhiên, ngoại trừ việc chẩn đoán và điều trị ra, các bác sĩ trong khoa tâm thần và tâm lý của các bệnh viện tâm thần không bao giờ được thiết lập một mối quan hệ lãng mạn với bệnh nhân của mình.
Đây là ranh giới đỏ chuyên nghiệp được quy định rõ ràng và bất kỳ bác sĩ nào có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ không bước vào ranh giới này.
Tâm lý trị liệu cũng chú ý đến nguyên tắc tránh. Nói chung, nhà trị liệu không điều trị hay tư vấn cho bạn bè và người thân.
Ví dụ, Nguyễn Trinh đã quen Cố Tiêu rất nhiều năm. Cô biết về một số trải nghiệm tồi tệ và bóng ma tâm lý của Cố Tiêu trong quá khứ, nhưng cô chưa bao giờ sử dụng bất kỳ kỹ năng tâm lý nào để hỏi ý kiến cô ấy mà chỉ xem cô ấy như một người bạn. Khi tâm trạng của cô ấy không vui, cô sẽ đưa cô ấy ra ngoài hóng gió và ăn gì đó.
Có đôi khi, Cố Tiêu sẽ nói đùa:" Ngày mai tôi sẽ đến bệnh viện và lấy số ở phòng cậu. Cậu có thể kê đơn thuốc, nhân tiện tư vấn tâm lý cho tôi."
Nguyễn Trinh sẽ trả lời cô ấy một cách nghiêm túc:" Nếu cậu ngủ không ngon trong thời gian dài, tôi có thể kê cho cậu một vài loại thuốc để giúp cậu ngủ, nhưng cậu không thể uống các loại thuốc khác. Tôi cũng không thể tư vấn tâm lý, nhưng tôi có thể giới thiệu một chuyên gia tâm lý cho cậu."
Đồng nghiệp bàn tán xôn xao, y tá trưởng mỉm cười trong bất lực:" Các bác sĩ trẻ tuổi thì dễ được bệnh nhân yêu thích. Còn các cô gái trẻ dưới trướng tôi rất dễ bị hành hung, mắng mỏ. Lần trước, có một cô bé đến thực tập. Khi đo huyết áp thì bị bệnh nhân cào xước cánh tay, thái độ của người nhà cũng không được tốt cho lắm. Cô bé đành phải kìm nước mắt để đo cho xong. Sau khi tan làm, cô bé trốn vào phòng thay đồ để khóc, nhưng lại bị tôi phát hiện ra, nên tôi đã an ủi cô bé vài câu."
Bác sĩ và y tá ở bệnh viện tâm thần không thực hiện nhiều thao tác điều trị và khám bệnh như bác sĩ và y tá ở bệnh viện đa khoa. Nhưng những bệnh nhân mà họ gặp phải không ổn định về mặt tinh thần. Nhân viên điều dưỡng tiếp xúc với bệnh nhân lâu hơn so với bác sĩ. Bệnh nhân có cảm xúc mãnh liệt thường đụng chạm nhân viên điều dưỡng. Có một số bệnh nhân vuốt mặt cũng phải nể mũi, họ không dám bắt nạt y tá lớn tuổi, y tá nam mạnh mẽ và y tá chuyên nghiệp, cho nên họ liền chọn một nữ y tá trẻ để gây rối.
Lúc chưa phát bệnh, một số bệnh nhân tâm thần không khác gì người bình thường. Thậm chí họ còn giản dị, đáng yêu hơn người bình thường. Họ thường sống trong thế giới của riêng mình và không có quá nhiều tình cảm phức tạp của con người. Nếu trong lòng họ nghĩ về bất kỳ điều gì, chúng đều sẽ thể hiện trên gương mặt họ, việc hòa hợp lâu dài với họ cũng đơn giản như việc hòa thuận với trẻ con. Nhưng một khi phát bệnh và có hành vi bạo lực thì chỉ có thể bắt buộc thực hiện "các biện pháp bảo vệ".
Chủ nhiệm khoa nói:" Chúng ta ở bệnh khu mở, cho nên tình huống vẫn còn ổn. Bệnh khu đóng ở tòa nhà bên cạnh khó khăn hơn rất nhiều. Lần trước, khi tôi nhìn thấy bác sĩ Tiểu Hồ trong căng tin, mắt trái của ông ấy sưng tấy. Tôi hỏi ông ấy bị sao vậy, ông ấy liền nói rằng mình bị bệnh nhân đấm. Ngoài ra, khi tôi công tác ở khoa thứ sáu, tôi còn bị bệnh nhân đập nát gọng kính."
Sau khi nói một lúc, mọi người đều kể về quá khứ từng bị đánh đập, mắng mỏ trong thời gian thực tập.
Có lẽ không có bác sĩ, y tá nào không bị mắng sau khi vào phòng khám. Họ đều bị thầy cô, bác sĩ tuyến trên chỉ bảo, hoặc bị bệnh nhân và người nhà bệnh nhân mắng.
Chủ nhiệm Lưu mỉm cười và nói đùa:" Lần tôi bị mắng nhiếc nhiều nhất chính là lần đầu tiên tôi lên bàn mổ trong khi thực tập ngoại khoa ở bệnh viện vì thao tác vô trùng không đúng chỗ. Tôi bị y tá trưởng trong phòng mổ mắng rất lâu, tôi cũng bị mắng khi rửa tay và mặc quần áo phẫu thuật. Họ mắng tôi đến mức máu chó phun đầy đầu, làm tôi sợ đến nỗi không dám chọn ngoại khoa. Sau khi công tác, người tôi sợ nhất cũng là y tá trưởng."
Một bác sĩ trẻ cho biết:" Trong thời gian thực tập và sau khi đi làm chính thức, có cảm giác rất khác nhau. Trong quá trình thực tập, một số bệnh viện và một số khoa không xem sinh viên thực tập là người, và sinh viên thực tập là tầng lớp dưới cùng trong bệnh viện. Sau khi đi làm, những người trong bộ phận sẽ thực sự coi mình như người nhà của họ. Giống như chúng ta vậy, cùng nhau dã ngoại và liên hoan, còn có thể nhìn thấy những mặt đẹp đẽ và đức hạnh của các chị em ở đây."
Y tá trưởng mắng mỏ: " Cậu dẻo miệng thật đấy, vừa rồi tôi không hề thấy cậu đến giúp!"
Bác sĩ trẻ hét lên: " Tôi giúp mọi người chăm sóc lũ trẻ đấy! Tôi còn đi mua đồ cho chúng chơi nữa!"
Ngày thường, vị bác sĩ trẻ này thích nói chuyện, cười đùa với các bác sĩ, y tá trẻ. Cậu ấy còn thích ló mặt ra nói chuyện trước mặt lãnh đạo, cho nên ai cũng thích trêu đùa cậu ấy.
Cho dù bữa tiệc giữa đồng nghiệp nơi công sở có bình dị đến đâu cũng sẽ bị gò bó. Chưa kể còn có lãnh đạo ở đây, suy cho cùng cũng không thực sự thoải mái được.
Tuy họ không thể thoải mái, nhưng những đứa trẻ trên bãi cỏ chỉ quan tâm đến việc chơi đùa.
Nguyễn Trinh lại nhìn về hướng Tống Nhĩ Giai, bỗng cảm thấy có chút ghen tị trong lòng, liền nghĩ thầm: Không biết sau khi đi làm rồi, đứa nhóc này còn có thể vô ưu vô lo như hiện tại được hay không?
Trùng hợp thay, Tống Nhĩ Giai cũng nhìn cô.
Dưới ánh mặt trời chiếu rọi nơi bãi cỏ, ánh mắt các nàng va vào nhau. Tống Nhĩ Giai nở một nụ cười rạng rỡ, Nguyễn Trinh cũng khẽ mỉm cười với nàng.
Tống Nhĩ Giai vẫy vẫy tay với Nguyễn Trinh, sau đó lắc cánh diều trong tay, ra hiệu cho Nguyễn Trinh đến và thả diều.
Nguyễn Trinh chào hỏi các lãnh đạo và đồng nghiệp có mặt, sau đó đứng dậy, chạy lon ton đến bên cạnh Tống Nhĩ Giai.
Một tay Tống Nhĩ Giai cầm diều, tay còn lại đưa con lăn dây cho Nguyễn Trinh: "Đến đây, cho chị chơi này."
Nguyễn Trinh cầm con lăn dây, sau đó bước ngược chiều gió. Cô buông lỏng tay và chậm rãi thả dây cước. Tống Nhĩ Giai buông tay rất đúng lúc, con diều liền ổn định bay lên.
Tống Nhĩ Giai bước đến bên Nguyễn Trinh, nhìn lên cánh diều đang bay ở phía xa, chắp tay sau lưng và đọc một bài thơ trong《Hồng lâu mộng》: "Với sức mạnh của ngọn gió lành, hãy gửi tôi đến bầu trời xanh!"
Nguyễn Trinh nhìn nàng, khẽ mỉm cười và trêu chọc:" Trường khoa Tống, Cẩu Phú Quý, đừng quên nhau."
Tống Nhĩ Giai vỗ vỗ vai Nguyễn Trinh: " Chị nói hay thật đấy. Chín giờ sáng thứ sáu tuần sau trường em tổ chức lễ tốt nghiệp, chị có thể đến dự không?"
*
Vào ngày lễ tốt nghiệp, Tống Nhĩ Giai mặc đồng phục cử nhân và đi đi lại lại phía sau bức màn.
Chút nữa nàng sẽ phát biểu với tư cách là một trong những đại diện tốt nghiệp xuất sắc nhất. Nàng đã diễn tập bốn năm lần trong tuần này và đã thuộc lòng bản thảo, nhưng nàng không thể không cảm thấy lo lắng khi phải phát biểu trước hàng nghìn sinh viên.
Để giảm bớt lo lắng, nàng bước đến màn che của sân thể dục và quan sát các sinh viên từ nhiều học viện khác nhau trong trong đó.
Các màn hình LED xung quanh hội trường đang chiếu đoạn phim tuyên truyền của nhiều trường. Bên trái sân khấu là trường Nhân văn, bên phải là trường Luật, phía trước là trường Y...Sinh viên từng trường khoác lên mình bộ đồng phục cử nhân của ngành mình, họ trò chuyện rôm rả và chụp ảnh, trông rất vui vẻ.
Lần gần nhất tập trung nhiều người và sôi động như vậy là tại lễ khai giảng.
Lễ khai giảng và lễ tốt nghiệp là thời điểm trường có số lượng sinh viên đầy đủ nhất trong năm.
Hầu hết sinh viên chỉ gặp hiệu trưởng một lần trong lễ khai giảng và gặp lại ông ấy một lần nữa trong lễ tốt nghiệp.
Ghế ngồi của phụ huynh hướng vào tâm sân khấu. Nhiều phụ huynh từ nơi khác đến dự lễ tốt nghiệp của con em mình cũng lấy điện thoại di động ra chụp ảnh khắp nơi.
Tống Nhĩ Giai dựa vào rèm, nhìn bố mẹ người khác, đột nhiên cảm thấy nhớ về Tống Uy.
Nàng nghĩ, nếu bà vẫn còn sống, liệu bà có dành thời gian đến dự lễ tốt nghiệp của mình không? Liệu bà có cảm thấy nhẹ nhõm hơn một chút nếu biết rằng nàng đang phát biểu với tư cách là một đại diện tốt nghiệp xuất sắc không? Hay bà vẫn cảm thấy nàng chưa đủ tốt?
Tống Nhĩ Giai nhìn người khác vui vẻ, bỗng dưng lại cảm thấy vô cùng cô đơn.
Nàng không phải là người đa cảm. Những năm nay, nàng rất ít khi nhớ đến bố mẹ. Chỉ khi nhìn thấy người khác quây quần vui vẻ cùng bố mẹ, nàng mới cảm thấy có chút chua xót trong lòng.
*
Nguyễn Trinh nhìn thiệp mời điện tử trên điện thoại di động, mò đến chỗ ngồi của phụ huynh trong hội trường rồi ngồi xuống, sau đó gửi tin nhắn cho Tống Nhĩ Giai:【Chị đến rồi, chút nữa chị sẽ chụp ảnh cho em sau nhé.】
Cô cố tình xin nghỉ nửa ngày để dự lễ tốt nghiệp của Tống Nhĩ Giai.
Sau khi nhận được tin nhắn của cô, lòng Tống Nhĩ Giai dịu đi rất nhiều. Nàng nhìn về phía ghế của phụ huynh, xem xét từng hàng và nhìn thấy bóng dáng của Nguyễn Trinh ở giữa hàng thứ hai.
Nàng trả lời Nguyễn Trinh bằng một biểu tượng cảm xúc dễ thương, sau đó đặt điện thoại ở chế độ im lặng.
Một lúc sau, sinh viên và phụ huynh của các trường đại học tiến vào địa điểm. Người dẫn chương trình nhắc nhở mọi người yên lặng, không được tự ý đi lại, đặt điện thoại di động ở chế độ im lặng, lễ tốt nghiệp sẽ bắt đầu ngay lập tức.
Ngay sau đó, khán giả dần yên lặng. Màn hình LED ngừng phát video quảng cáo, quốc ca vang lên, tất cả sinh viên, giảng viên và lãnh đạo đều đứng lên hát quốc ca.
Sau khi hát Quốc ca và Giáo ca, lãnh đạo nhà trường và các cựu sinh viên có mặt được giới thiệu. Sau đó là phần phát biểu của đại diện sinh viên, đại diện phụ huynh, đại diện giảng viên và lãnh đạo nhà trường.
Bài phát biểu của Tống Nhĩ Giai chỉ dài năm phút, nàng đã đọc nó mà không cần viết ra. Nội dung bản thảo chỉ là lời cảm ơn nhà trường và giảng viên đầy sáo rỗng. Nhưng cách trình bày của nàng rất rõ ràng và hào phóng, khiến sinh viên, phụ huynh, giảng viên và lãnh đạo bên dưới đều phải trầm trồ khen ngợi.
Nguyễn Trinh cầm máy quay ghi lại toàn bộ quá trình và khẽ mỉm cười.
Sau khi phát biểu xong, sinh viên của từng trường tiến lên sân khấu. Hiệu trưởng của từng trường lần lượt di chuyển những chiếc tua rua trên mũ bằng của sinh viên từ phải sang trái.
Gạt tua rua mũ là nghi thức quan trọng nhất trong lễ tốt nghiệp và cũng là phần tốn nhiều thời gian nhất.
Khi buổi lễ kết thúc, đã hơn mười hai giờ trưa.
Một tay Tống Nhĩ Giai cầm chiếc mũ cử nhân của mình, tay còn lại kéo Nguyễn Trinh từ sảnh điều hòa ra ánh nắng thiêu đốt. Nàng nheo mắt nhìn đám đông, sau đó nhìn quanh các tòa nhà khác nhau trong khuôn viên trường, bỗng cảm thấy có quá nhiều cảm xúc lẫn lộn dâng lên trong lòng, liền buông tiếng thở dài:" Đây là lễ tốt nghiệp..."
Bốn năm trôi qua trong nháy mắt, thời sinh viên cũng đã qua.
Nguyễn Trinh mỉm cười và tặng cho nàng một đóa gypsophila: " Nhĩ Giai, tốt nghiệp vui vẻ."
Tống Nhĩ Giai nhận lấy hoa và nhìn Nguyễn Trinh.
Dưới ánh mặt trời, không biết là do nắng quá chói, hay là do ánh mắt sáng ngời của Nguyễn Trinh khiến Tống Nhĩ Giai ngẩn ra một lúc. Sau đó, nàng chỉ chỉ vào má mình, bạo dạn nói:" Hôn em một cái và chúc em tốt nghiệp vui vẻ đi."
- -------
Người lớn ở đây hàn huyên tâm sự, còn trẻ con thì thổi bong bóng, thả diều, chơi trò chơi, chạy quanh công viên sau khi ăn uống no say.
Tống Nhĩ Giai vẫn còn rất trẻ con. Nàng chơi thả diều, chơi đại bàng bắt gà con với một đám con nít.
Nguyễn Trinh ôm đầu gối ngồi trên bãi cỏ, yên lặng nghe cuộc trò chuyện của các đồng nghiệp trong bộ phận. Thỉnh thoảng, cô sẽ ngẩng đầu lên và nhìn về phía Tống Nhĩ Giai.
Một đồng nghiệp bên cạnh nói chuyện về chủ đề đồng cảm của bệnh nhân. Cô ấy kể rằng một bệnh nhân trong khoa ngày nào cũng đến tâm sự với mình vì người đó đem lòng yêu một nam bác sĩ trẻ tuổi. Mỗi ngày, người đó đều mang đồ ăn sáng đến văn phòng nam bác sĩ kia.
Nguyễn Trinh chăm chú lắng nghe.
Đồng cảm là một trong những thuật ngữ tâm lý học, dùng để chỉ sự phóng chiếu cảm xúc của chính khách hàng lên nhà phân tích, bao gồm đồng cảm tích cực, đồng cảm tiêu cực và đồng cảm ngược.
Hành vi đồng cảm sẽ thường gặp trong mối quan hệ giữa bác sĩ - bệnh nhân. Bệnh nhân có ấn tượng tốt về những người bác sĩ giúp đỡ họ và lầm tưởng rằng sự chăm sóc phổ thông của bác sĩ là một sự chăm sóc đặc biệt với bản thân. Thật ra, nhiều khi những hành động đấy chỉ xuất phát từ sự chăm sóc nhân văn chuyên nghiệp.
Ở bệnh viện đa khoa, sau khi các bác sĩ trẻ ở các khoa khác và bệnh nhân chấm dứt việc khám chữa bệnh, nếu có duyên và có ý với nhau thì có khả năng bắt đầu một một quan hệ. Tuy nhiên, ngoại trừ việc chẩn đoán và điều trị ra, các bác sĩ trong khoa tâm thần và tâm lý của các bệnh viện tâm thần không bao giờ được thiết lập một mối quan hệ lãng mạn với bệnh nhân của mình.
Đây là ranh giới đỏ chuyên nghiệp được quy định rõ ràng và bất kỳ bác sĩ nào có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ không bước vào ranh giới này.
Tâm lý trị liệu cũng chú ý đến nguyên tắc tránh. Nói chung, nhà trị liệu không điều trị hay tư vấn cho bạn bè và người thân.
Ví dụ, Nguyễn Trinh đã quen Cố Tiêu rất nhiều năm. Cô biết về một số trải nghiệm tồi tệ và bóng ma tâm lý của Cố Tiêu trong quá khứ, nhưng cô chưa bao giờ sử dụng bất kỳ kỹ năng tâm lý nào để hỏi ý kiến cô ấy mà chỉ xem cô ấy như một người bạn. Khi tâm trạng của cô ấy không vui, cô sẽ đưa cô ấy ra ngoài hóng gió và ăn gì đó.
Có đôi khi, Cố Tiêu sẽ nói đùa:" Ngày mai tôi sẽ đến bệnh viện và lấy số ở phòng cậu. Cậu có thể kê đơn thuốc, nhân tiện tư vấn tâm lý cho tôi."
Nguyễn Trinh sẽ trả lời cô ấy một cách nghiêm túc:" Nếu cậu ngủ không ngon trong thời gian dài, tôi có thể kê cho cậu một vài loại thuốc để giúp cậu ngủ, nhưng cậu không thể uống các loại thuốc khác. Tôi cũng không thể tư vấn tâm lý, nhưng tôi có thể giới thiệu một chuyên gia tâm lý cho cậu."
Đồng nghiệp bàn tán xôn xao, y tá trưởng mỉm cười trong bất lực:" Các bác sĩ trẻ tuổi thì dễ được bệnh nhân yêu thích. Còn các cô gái trẻ dưới trướng tôi rất dễ bị hành hung, mắng mỏ. Lần trước, có một cô bé đến thực tập. Khi đo huyết áp thì bị bệnh nhân cào xước cánh tay, thái độ của người nhà cũng không được tốt cho lắm. Cô bé đành phải kìm nước mắt để đo cho xong. Sau khi tan làm, cô bé trốn vào phòng thay đồ để khóc, nhưng lại bị tôi phát hiện ra, nên tôi đã an ủi cô bé vài câu."
Bác sĩ và y tá ở bệnh viện tâm thần không thực hiện nhiều thao tác điều trị và khám bệnh như bác sĩ và y tá ở bệnh viện đa khoa. Nhưng những bệnh nhân mà họ gặp phải không ổn định về mặt tinh thần. Nhân viên điều dưỡng tiếp xúc với bệnh nhân lâu hơn so với bác sĩ. Bệnh nhân có cảm xúc mãnh liệt thường đụng chạm nhân viên điều dưỡng. Có một số bệnh nhân vuốt mặt cũng phải nể mũi, họ không dám bắt nạt y tá lớn tuổi, y tá nam mạnh mẽ và y tá chuyên nghiệp, cho nên họ liền chọn một nữ y tá trẻ để gây rối.
Lúc chưa phát bệnh, một số bệnh nhân tâm thần không khác gì người bình thường. Thậm chí họ còn giản dị, đáng yêu hơn người bình thường. Họ thường sống trong thế giới của riêng mình và không có quá nhiều tình cảm phức tạp của con người. Nếu trong lòng họ nghĩ về bất kỳ điều gì, chúng đều sẽ thể hiện trên gương mặt họ, việc hòa hợp lâu dài với họ cũng đơn giản như việc hòa thuận với trẻ con. Nhưng một khi phát bệnh và có hành vi bạo lực thì chỉ có thể bắt buộc thực hiện "các biện pháp bảo vệ".
Chủ nhiệm khoa nói:" Chúng ta ở bệnh khu mở, cho nên tình huống vẫn còn ổn. Bệnh khu đóng ở tòa nhà bên cạnh khó khăn hơn rất nhiều. Lần trước, khi tôi nhìn thấy bác sĩ Tiểu Hồ trong căng tin, mắt trái của ông ấy sưng tấy. Tôi hỏi ông ấy bị sao vậy, ông ấy liền nói rằng mình bị bệnh nhân đấm. Ngoài ra, khi tôi công tác ở khoa thứ sáu, tôi còn bị bệnh nhân đập nát gọng kính."
Sau khi nói một lúc, mọi người đều kể về quá khứ từng bị đánh đập, mắng mỏ trong thời gian thực tập.
Có lẽ không có bác sĩ, y tá nào không bị mắng sau khi vào phòng khám. Họ đều bị thầy cô, bác sĩ tuyến trên chỉ bảo, hoặc bị bệnh nhân và người nhà bệnh nhân mắng.
Chủ nhiệm Lưu mỉm cười và nói đùa:" Lần tôi bị mắng nhiếc nhiều nhất chính là lần đầu tiên tôi lên bàn mổ trong khi thực tập ngoại khoa ở bệnh viện vì thao tác vô trùng không đúng chỗ. Tôi bị y tá trưởng trong phòng mổ mắng rất lâu, tôi cũng bị mắng khi rửa tay và mặc quần áo phẫu thuật. Họ mắng tôi đến mức máu chó phun đầy đầu, làm tôi sợ đến nỗi không dám chọn ngoại khoa. Sau khi công tác, người tôi sợ nhất cũng là y tá trưởng."
Một bác sĩ trẻ cho biết:" Trong thời gian thực tập và sau khi đi làm chính thức, có cảm giác rất khác nhau. Trong quá trình thực tập, một số bệnh viện và một số khoa không xem sinh viên thực tập là người, và sinh viên thực tập là tầng lớp dưới cùng trong bệnh viện. Sau khi đi làm, những người trong bộ phận sẽ thực sự coi mình như người nhà của họ. Giống như chúng ta vậy, cùng nhau dã ngoại và liên hoan, còn có thể nhìn thấy những mặt đẹp đẽ và đức hạnh của các chị em ở đây."
Y tá trưởng mắng mỏ: " Cậu dẻo miệng thật đấy, vừa rồi tôi không hề thấy cậu đến giúp!"
Bác sĩ trẻ hét lên: " Tôi giúp mọi người chăm sóc lũ trẻ đấy! Tôi còn đi mua đồ cho chúng chơi nữa!"
Ngày thường, vị bác sĩ trẻ này thích nói chuyện, cười đùa với các bác sĩ, y tá trẻ. Cậu ấy còn thích ló mặt ra nói chuyện trước mặt lãnh đạo, cho nên ai cũng thích trêu đùa cậu ấy.
Cho dù bữa tiệc giữa đồng nghiệp nơi công sở có bình dị đến đâu cũng sẽ bị gò bó. Chưa kể còn có lãnh đạo ở đây, suy cho cùng cũng không thực sự thoải mái được.
Tuy họ không thể thoải mái, nhưng những đứa trẻ trên bãi cỏ chỉ quan tâm đến việc chơi đùa.
Nguyễn Trinh lại nhìn về hướng Tống Nhĩ Giai, bỗng cảm thấy có chút ghen tị trong lòng, liền nghĩ thầm: Không biết sau khi đi làm rồi, đứa nhóc này còn có thể vô ưu vô lo như hiện tại được hay không?
Trùng hợp thay, Tống Nhĩ Giai cũng nhìn cô.
Dưới ánh mặt trời chiếu rọi nơi bãi cỏ, ánh mắt các nàng va vào nhau. Tống Nhĩ Giai nở một nụ cười rạng rỡ, Nguyễn Trinh cũng khẽ mỉm cười với nàng.
Tống Nhĩ Giai vẫy vẫy tay với Nguyễn Trinh, sau đó lắc cánh diều trong tay, ra hiệu cho Nguyễn Trinh đến và thả diều.
Nguyễn Trinh chào hỏi các lãnh đạo và đồng nghiệp có mặt, sau đó đứng dậy, chạy lon ton đến bên cạnh Tống Nhĩ Giai.
Một tay Tống Nhĩ Giai cầm diều, tay còn lại đưa con lăn dây cho Nguyễn Trinh: "Đến đây, cho chị chơi này."
Nguyễn Trinh cầm con lăn dây, sau đó bước ngược chiều gió. Cô buông lỏng tay và chậm rãi thả dây cước. Tống Nhĩ Giai buông tay rất đúng lúc, con diều liền ổn định bay lên.
Tống Nhĩ Giai bước đến bên Nguyễn Trinh, nhìn lên cánh diều đang bay ở phía xa, chắp tay sau lưng và đọc một bài thơ trong《Hồng lâu mộng》: "Với sức mạnh của ngọn gió lành, hãy gửi tôi đến bầu trời xanh!"
Nguyễn Trinh nhìn nàng, khẽ mỉm cười và trêu chọc:" Trường khoa Tống, Cẩu Phú Quý, đừng quên nhau."
Tống Nhĩ Giai vỗ vỗ vai Nguyễn Trinh: " Chị nói hay thật đấy. Chín giờ sáng thứ sáu tuần sau trường em tổ chức lễ tốt nghiệp, chị có thể đến dự không?"
*
Vào ngày lễ tốt nghiệp, Tống Nhĩ Giai mặc đồng phục cử nhân và đi đi lại lại phía sau bức màn.
Chút nữa nàng sẽ phát biểu với tư cách là một trong những đại diện tốt nghiệp xuất sắc nhất. Nàng đã diễn tập bốn năm lần trong tuần này và đã thuộc lòng bản thảo, nhưng nàng không thể không cảm thấy lo lắng khi phải phát biểu trước hàng nghìn sinh viên.
Để giảm bớt lo lắng, nàng bước đến màn che của sân thể dục và quan sát các sinh viên từ nhiều học viện khác nhau trong trong đó.
Các màn hình LED xung quanh hội trường đang chiếu đoạn phim tuyên truyền của nhiều trường. Bên trái sân khấu là trường Nhân văn, bên phải là trường Luật, phía trước là trường Y...Sinh viên từng trường khoác lên mình bộ đồng phục cử nhân của ngành mình, họ trò chuyện rôm rả và chụp ảnh, trông rất vui vẻ.
Lần gần nhất tập trung nhiều người và sôi động như vậy là tại lễ khai giảng.
Lễ khai giảng và lễ tốt nghiệp là thời điểm trường có số lượng sinh viên đầy đủ nhất trong năm.
Hầu hết sinh viên chỉ gặp hiệu trưởng một lần trong lễ khai giảng và gặp lại ông ấy một lần nữa trong lễ tốt nghiệp.
Ghế ngồi của phụ huynh hướng vào tâm sân khấu. Nhiều phụ huynh từ nơi khác đến dự lễ tốt nghiệp của con em mình cũng lấy điện thoại di động ra chụp ảnh khắp nơi.
Tống Nhĩ Giai dựa vào rèm, nhìn bố mẹ người khác, đột nhiên cảm thấy nhớ về Tống Uy.
Nàng nghĩ, nếu bà vẫn còn sống, liệu bà có dành thời gian đến dự lễ tốt nghiệp của mình không? Liệu bà có cảm thấy nhẹ nhõm hơn một chút nếu biết rằng nàng đang phát biểu với tư cách là một đại diện tốt nghiệp xuất sắc không? Hay bà vẫn cảm thấy nàng chưa đủ tốt?
Tống Nhĩ Giai nhìn người khác vui vẻ, bỗng dưng lại cảm thấy vô cùng cô đơn.
Nàng không phải là người đa cảm. Những năm nay, nàng rất ít khi nhớ đến bố mẹ. Chỉ khi nhìn thấy người khác quây quần vui vẻ cùng bố mẹ, nàng mới cảm thấy có chút chua xót trong lòng.
*
Nguyễn Trinh nhìn thiệp mời điện tử trên điện thoại di động, mò đến chỗ ngồi của phụ huynh trong hội trường rồi ngồi xuống, sau đó gửi tin nhắn cho Tống Nhĩ Giai:【Chị đến rồi, chút nữa chị sẽ chụp ảnh cho em sau nhé.】
Cô cố tình xin nghỉ nửa ngày để dự lễ tốt nghiệp của Tống Nhĩ Giai.
Sau khi nhận được tin nhắn của cô, lòng Tống Nhĩ Giai dịu đi rất nhiều. Nàng nhìn về phía ghế của phụ huynh, xem xét từng hàng và nhìn thấy bóng dáng của Nguyễn Trinh ở giữa hàng thứ hai.
Nàng trả lời Nguyễn Trinh bằng một biểu tượng cảm xúc dễ thương, sau đó đặt điện thoại ở chế độ im lặng.
Một lúc sau, sinh viên và phụ huynh của các trường đại học tiến vào địa điểm. Người dẫn chương trình nhắc nhở mọi người yên lặng, không được tự ý đi lại, đặt điện thoại di động ở chế độ im lặng, lễ tốt nghiệp sẽ bắt đầu ngay lập tức.
Ngay sau đó, khán giả dần yên lặng. Màn hình LED ngừng phát video quảng cáo, quốc ca vang lên, tất cả sinh viên, giảng viên và lãnh đạo đều đứng lên hát quốc ca.
Sau khi hát Quốc ca và Giáo ca, lãnh đạo nhà trường và các cựu sinh viên có mặt được giới thiệu. Sau đó là phần phát biểu của đại diện sinh viên, đại diện phụ huynh, đại diện giảng viên và lãnh đạo nhà trường.
Bài phát biểu của Tống Nhĩ Giai chỉ dài năm phút, nàng đã đọc nó mà không cần viết ra. Nội dung bản thảo chỉ là lời cảm ơn nhà trường và giảng viên đầy sáo rỗng. Nhưng cách trình bày của nàng rất rõ ràng và hào phóng, khiến sinh viên, phụ huynh, giảng viên và lãnh đạo bên dưới đều phải trầm trồ khen ngợi.
Nguyễn Trinh cầm máy quay ghi lại toàn bộ quá trình và khẽ mỉm cười.
Sau khi phát biểu xong, sinh viên của từng trường tiến lên sân khấu. Hiệu trưởng của từng trường lần lượt di chuyển những chiếc tua rua trên mũ bằng của sinh viên từ phải sang trái.
Gạt tua rua mũ là nghi thức quan trọng nhất trong lễ tốt nghiệp và cũng là phần tốn nhiều thời gian nhất.
Khi buổi lễ kết thúc, đã hơn mười hai giờ trưa.
Một tay Tống Nhĩ Giai cầm chiếc mũ cử nhân của mình, tay còn lại kéo Nguyễn Trinh từ sảnh điều hòa ra ánh nắng thiêu đốt. Nàng nheo mắt nhìn đám đông, sau đó nhìn quanh các tòa nhà khác nhau trong khuôn viên trường, bỗng cảm thấy có quá nhiều cảm xúc lẫn lộn dâng lên trong lòng, liền buông tiếng thở dài:" Đây là lễ tốt nghiệp..."
Bốn năm trôi qua trong nháy mắt, thời sinh viên cũng đã qua.
Nguyễn Trinh mỉm cười và tặng cho nàng một đóa gypsophila: " Nhĩ Giai, tốt nghiệp vui vẻ."
Tống Nhĩ Giai nhận lấy hoa và nhìn Nguyễn Trinh.
Dưới ánh mặt trời, không biết là do nắng quá chói, hay là do ánh mắt sáng ngời của Nguyễn Trinh khiến Tống Nhĩ Giai ngẩn ra một lúc. Sau đó, nàng chỉ chỉ vào má mình, bạo dạn nói:" Hôn em một cái và chúc em tốt nghiệp vui vẻ đi."
- -------