Thế Thúc
Chương 91: Dạo hồ gặp nhau
Người ta thường nói, mùa thu mưa giăng trời se lạnh. Mưa đã rơi suốt đêm qua, từng giọt tí tách rơi ngoài cửa sổ. Sáng hôm sau tỉnh dậy, mặc dù có nắng, gió nhẹ nhưng người ta vẫn cảm nhận được cái lành lạnh của tiết trời.
Khương Thanh Uyển vốn là người sợ lạnh. Khi còn ở hoán y cục, nàng phải giặt y phục suốt những ngày đông, đến lúc nhảy xuống hồ tự vẫn cũng đúng vào ngày tuyết rơi, nước hồ lạnh cóng.
Nàng chỉ cảm nhận được sự lạnh buốt gần như xâm chiếm xương tủy, dù thế nào đi nữa nàng sẽ không bao giờ quên được. Vì nên bây giờ nàng vô cùng sợ lạnh.
Nhìn cây hoa phù dung đang đung đưa trong gió, nàng bảo Lục La cầm một bộ y phục che nửa cánh tay đến cho mình.
Sau khi tắm rửa sạch sẽ, nàng đi vào chính điện để vấn an Khương Huệ phi.
Nhị công chúa cũng có mặt ở đây. Do vừa mới khỏi bệnh nên trông nàng có vẻ xanh xao, sắc mặt tái nhợt.
Chờ đến lúc Khương Thanh Uyên vấn an mẫu tử họ xong, Khương Huệ phi bảo nàng ngồi xuống trò chuyện với bà.
Bà nhắc đến việc hoàng thượng phái thái giám tới truyền chỉ phong nhị công chúa thành Bảo Khánh công chúa, gả cho Hầu thái tử của Tây Ninh.
Nhị công chúa lớn hơn Khương Thanh Uyển một tuổi, năm nay nàng ấy đã mười lăm, cũng đến lúc bàn chuyện hôn sự. Khương Huệ phi muốn con mình được gả cho nhà trong kinh thành, như vậy nhị công chúa có thể thường xuyên hồi cung thăm bà. Nhưng bà không ngờ rằng hoàng đế sẽ gả nhị công chúa cho Hầu thế tử của Tây Ninh.
Các đời của Tây Ninh hầu đều sống Vân Nam. Nếu gả nhị công chúa đi, có lẽ số lần trở về kinh thành chỉ đếm được trên đầu ngón tay, đời này không biết mẫu tử họ gặp nhau được thêm mấy lần mặt.
Lúc này, Khương Huệ phi và nhị công chúa đều rất buồn. Tuổi tam công chúa còn nhỏ nên chưa hiểu hết được nỗi buồn của ly biệt, nàng chỉ mải uống canh hạt sen của mình.
Khương Thanh Uyển đành an ủi Khương Huệ phi và nhị công chúa.
Bởi vì hôn kỳ đã được định vào mùa xuân năm sau, cho nên nhị công chúa không cần đi học mà phải theo ma ma học cách làm tức phụ, làm thê tử, quản mọi việc gia đình. Chính lẽ đó nên không cần thư đồng nữa. Hơn nữa bên cạnh tam công chúa cũng có thư đồng, chẳng lẽ lại đuổi nàng ấy đi để Khương Thanh Uyển thế chỗ? Chắc chắn là không được.
Cuối cùng sau khi dùng xong bữa sáng, Khương Huệ phi khéo léo nói rằng ngày mai muốn đưa Khương Thanh Uyển trở về Vĩnh Xương bá phủ.
Khương Thanh Uyển cảm thấy chuyện này không tệ, thậm chí nàng còn có chút vui mừng.
Dù ở trong cung được Tiết thái hậu yêu mến, mọi người xung quanh tôn trọng nhưng nàng luôn phải cẩn thận từng li từng tí, chỉ lo mình bước sai một bước sẽ đánh mất cả mạng sống, nơi này cũng đâu có tốt hơn so với Vĩnh Xương bá phủ?
Khương Huệ phi thấy nàng ngoan ngoãn, nghe lời thì khen ngợi hai câu. Trong lòng bà khó tránh khỏi cảm giác tiếc nuối.
Ngay cả Khương Thanh Huyên cũng đã làm lương viện của thái tử, còn Khương Thanh Uyển vào cung một thời gian lại muốn trở về Vĩnh Xương bá phủ.
Tuy bà muốn tìm cho Khương Thanh Uyển một mối hôn sự tốt đẹp, nhưng đến cả chuyện chung thân của nữ nhi bà cũng không thể quản thì sao có thể để ý việc của Khương Thanh Uyển?
Khương Huệ phi khó tránh khỏi buồn rầu.
Để thư giãn cũng như bù đắp, bà nghĩ ngợi rồi cười nói: "Thanh Uyển tiến cung cũng đã lâu, ta còn chưa thấy con đi dạo ngự hoa viên bao giờ. Ngày mai con phải rời cung rồi, không bằng chúng ta tới ngự hoa viên ngắm cảnh một lúc, như vậy có được không? Ngày sau muốn gặp lại nhau có lẽ cũng khó."
Nói xong, bà lại trở nên u sầu.
Đúng là từ ngày tiến cung Khương Thanh Uyển chưa từng dạo thăm ngự hoa viên. Bởi vì ngự hồ ở ngay trong hoa viên.
Không ai muốn đi xem nơi mình đã tự vẫn ở đời trước, ít nhiều trong lòng sẽ có sự kháng cự.
Có điều, Khương Huệ phi nói như vậy thì Khương Thanh Uyển không có cách nào để cự tuyệt. Hơn nữa, ngày mai nàng sẽ rời cung, đến đó một lần cũng không sao
Nàng cũng nên thử buông bỏ mọi phiền muộn của đời trước để kiếp này có thể sống thanh thản, bình yên.
Cho nên Khương Thanh Uyển nhanh chóng đồng ý.
Có vài cung nữ được phái theo hầu hạ họ. Họ vừa đi vừa trò chuyện, ngắm cảnh. Những cung nữ, thái giám thấy họ đều cúi đầu hành lễ.
Mặc dù đang là mùa thu nhưng mới chỉ chớm giao mùa nên cây cối trong ngự hoa viên vẫn xanh tươi và cũng có thể nhìn thấy nhiều đóa hoa cúc với màu sắc cùng dáng vẻ khác nhau ở ven đường.
Họ vừa ngắm hoa vừa trò chuyện. Bỗng có người thấy một cây hoa sơn trà xuất hiện cạnh hòn giả sơn phía trước.
Đó là một loài hoa trà của Vân Nam. Nó rất cao với những phiến lá màu xanh sẫm. Hàng năm, cây sẽ nở hoa vào mùa xuân, những bông hoa vô cùng lớn và đẹp đẽ.
Hoa sơn trà nằm trong họ nhà hoa hồng, phiến lá của nó bốn mùa đều xanh nên được rất nhiều người trồng trong sân. Đây là điều bình thường. Nhưng Khương Huệ phi là người nhạy cảm, dễ xúc động, lúc bà nhìn thấy cây hoa sơn trà, biết nguồn gốc của nó là do Vân Nam tiến cống thì lại nghĩ đến khoảng cách xa xôi, khí hậu khắc nghiệt ở nơi đó, nhị công chúa yếu ớt như vậy sao có thể chịu được?
Nói xong bà bắt đầu rơi lệ.
Nhị công chúa cũng sầu não, uất ức với cuộc hôn nhân này. Khi nhìn thấy Khương Huệ phi khóc, nàng ấy kéo tay bà an ủi. Nhưng cuối cùng nàng cũng không kìm nén được mà bật khóc.
Khương Thanh Uyển thấy vậy cũng chỉ có thể tiến lên an ủi vài câu. Phải một lúc lâu sau cả hai người họ mới ngừng khóc.
Thấy mẫu tử hai người nắm chặt tay nhau ngồi trong lương đình, Khương Thanh Uyển biết họ muốn nói với nhau nhiều điều nên nghĩ một chút rồi nàng nhẹ nhàng hỏi tam công chúa có muốn đi bắt dế cùng mình hay không?
Tam công chúa là người hoạt bát, lại còn nhỏ, mới chín tuổi - đây là thời điểm ham chơi nhất của mọi đứa trẻ. Nghe được lời đề nghị của Khương Thanh Uyển, tiêu cô nương bật dậy ngay lập tức, kéo tay của nàng chạy ra ngoài.
Khương Thanh Uyển quay lại xin phép Khương Huệ phi.
Khương Huệ phi đang khóc, hai mắt bà phiếm hồng. Bà cầm khăn gấm lau đi những giọt nước mắt của bản thân. Nghe Khương Thanh Uyển hỏi xin sự đồng ý của mình, bà gật đầu với nàng, khẽ nói: "Các con đi chơi đi. Nhưng nhìn thấy dế cũng đừng tự bắt mà hãy gọi thái giám, cung nữ tới."
Khương Thanh Uyển và tam công chúa vâng lời, sau đó mới rời đi cùng cung nữ và thái giám.
Dế mèn thường sống ở dưới đống đá bụi và cỏ, một số thì ở trong hang dưới lòng đất. Tam công chúa thường tìm dế ở hòn giả sơn hoặc bụi cỏ rậm rạp bên hồ nước. Khương Thanh Uyển lo lắng tiểu cô nương xảy ra chuyện nên chỉ có thể đi theo.
Kết quả, nàng nhìn thấy một người cũng có đôi mắt phiếm hồng đứng ở ven ngự hồ.
Đó là Thôi Quý Lăng.
Khương Thanh Uyển vốn là người sợ lạnh. Khi còn ở hoán y cục, nàng phải giặt y phục suốt những ngày đông, đến lúc nhảy xuống hồ tự vẫn cũng đúng vào ngày tuyết rơi, nước hồ lạnh cóng.
Nàng chỉ cảm nhận được sự lạnh buốt gần như xâm chiếm xương tủy, dù thế nào đi nữa nàng sẽ không bao giờ quên được. Vì nên bây giờ nàng vô cùng sợ lạnh.
Nhìn cây hoa phù dung đang đung đưa trong gió, nàng bảo Lục La cầm một bộ y phục che nửa cánh tay đến cho mình.
Sau khi tắm rửa sạch sẽ, nàng đi vào chính điện để vấn an Khương Huệ phi.
Nhị công chúa cũng có mặt ở đây. Do vừa mới khỏi bệnh nên trông nàng có vẻ xanh xao, sắc mặt tái nhợt.
Chờ đến lúc Khương Thanh Uyên vấn an mẫu tử họ xong, Khương Huệ phi bảo nàng ngồi xuống trò chuyện với bà.
Bà nhắc đến việc hoàng thượng phái thái giám tới truyền chỉ phong nhị công chúa thành Bảo Khánh công chúa, gả cho Hầu thái tử của Tây Ninh.
Nhị công chúa lớn hơn Khương Thanh Uyển một tuổi, năm nay nàng ấy đã mười lăm, cũng đến lúc bàn chuyện hôn sự. Khương Huệ phi muốn con mình được gả cho nhà trong kinh thành, như vậy nhị công chúa có thể thường xuyên hồi cung thăm bà. Nhưng bà không ngờ rằng hoàng đế sẽ gả nhị công chúa cho Hầu thế tử của Tây Ninh.
Các đời của Tây Ninh hầu đều sống Vân Nam. Nếu gả nhị công chúa đi, có lẽ số lần trở về kinh thành chỉ đếm được trên đầu ngón tay, đời này không biết mẫu tử họ gặp nhau được thêm mấy lần mặt.
Lúc này, Khương Huệ phi và nhị công chúa đều rất buồn. Tuổi tam công chúa còn nhỏ nên chưa hiểu hết được nỗi buồn của ly biệt, nàng chỉ mải uống canh hạt sen của mình.
Khương Thanh Uyển đành an ủi Khương Huệ phi và nhị công chúa.
Bởi vì hôn kỳ đã được định vào mùa xuân năm sau, cho nên nhị công chúa không cần đi học mà phải theo ma ma học cách làm tức phụ, làm thê tử, quản mọi việc gia đình. Chính lẽ đó nên không cần thư đồng nữa. Hơn nữa bên cạnh tam công chúa cũng có thư đồng, chẳng lẽ lại đuổi nàng ấy đi để Khương Thanh Uyển thế chỗ? Chắc chắn là không được.
Cuối cùng sau khi dùng xong bữa sáng, Khương Huệ phi khéo léo nói rằng ngày mai muốn đưa Khương Thanh Uyển trở về Vĩnh Xương bá phủ.
Khương Thanh Uyển cảm thấy chuyện này không tệ, thậm chí nàng còn có chút vui mừng.
Dù ở trong cung được Tiết thái hậu yêu mến, mọi người xung quanh tôn trọng nhưng nàng luôn phải cẩn thận từng li từng tí, chỉ lo mình bước sai một bước sẽ đánh mất cả mạng sống, nơi này cũng đâu có tốt hơn so với Vĩnh Xương bá phủ?
Khương Huệ phi thấy nàng ngoan ngoãn, nghe lời thì khen ngợi hai câu. Trong lòng bà khó tránh khỏi cảm giác tiếc nuối.
Ngay cả Khương Thanh Huyên cũng đã làm lương viện của thái tử, còn Khương Thanh Uyển vào cung một thời gian lại muốn trở về Vĩnh Xương bá phủ.
Tuy bà muốn tìm cho Khương Thanh Uyển một mối hôn sự tốt đẹp, nhưng đến cả chuyện chung thân của nữ nhi bà cũng không thể quản thì sao có thể để ý việc của Khương Thanh Uyển?
Khương Huệ phi khó tránh khỏi buồn rầu.
Để thư giãn cũng như bù đắp, bà nghĩ ngợi rồi cười nói: "Thanh Uyển tiến cung cũng đã lâu, ta còn chưa thấy con đi dạo ngự hoa viên bao giờ. Ngày mai con phải rời cung rồi, không bằng chúng ta tới ngự hoa viên ngắm cảnh một lúc, như vậy có được không? Ngày sau muốn gặp lại nhau có lẽ cũng khó."
Nói xong, bà lại trở nên u sầu.
Đúng là từ ngày tiến cung Khương Thanh Uyển chưa từng dạo thăm ngự hoa viên. Bởi vì ngự hồ ở ngay trong hoa viên.
Không ai muốn đi xem nơi mình đã tự vẫn ở đời trước, ít nhiều trong lòng sẽ có sự kháng cự.
Có điều, Khương Huệ phi nói như vậy thì Khương Thanh Uyển không có cách nào để cự tuyệt. Hơn nữa, ngày mai nàng sẽ rời cung, đến đó một lần cũng không sao
Nàng cũng nên thử buông bỏ mọi phiền muộn của đời trước để kiếp này có thể sống thanh thản, bình yên.
Cho nên Khương Thanh Uyển nhanh chóng đồng ý.
Có vài cung nữ được phái theo hầu hạ họ. Họ vừa đi vừa trò chuyện, ngắm cảnh. Những cung nữ, thái giám thấy họ đều cúi đầu hành lễ.
Mặc dù đang là mùa thu nhưng mới chỉ chớm giao mùa nên cây cối trong ngự hoa viên vẫn xanh tươi và cũng có thể nhìn thấy nhiều đóa hoa cúc với màu sắc cùng dáng vẻ khác nhau ở ven đường.
Họ vừa ngắm hoa vừa trò chuyện. Bỗng có người thấy một cây hoa sơn trà xuất hiện cạnh hòn giả sơn phía trước.
Đó là một loài hoa trà của Vân Nam. Nó rất cao với những phiến lá màu xanh sẫm. Hàng năm, cây sẽ nở hoa vào mùa xuân, những bông hoa vô cùng lớn và đẹp đẽ.
Hoa sơn trà nằm trong họ nhà hoa hồng, phiến lá của nó bốn mùa đều xanh nên được rất nhiều người trồng trong sân. Đây là điều bình thường. Nhưng Khương Huệ phi là người nhạy cảm, dễ xúc động, lúc bà nhìn thấy cây hoa sơn trà, biết nguồn gốc của nó là do Vân Nam tiến cống thì lại nghĩ đến khoảng cách xa xôi, khí hậu khắc nghiệt ở nơi đó, nhị công chúa yếu ớt như vậy sao có thể chịu được?
Nói xong bà bắt đầu rơi lệ.
Nhị công chúa cũng sầu não, uất ức với cuộc hôn nhân này. Khi nhìn thấy Khương Huệ phi khóc, nàng ấy kéo tay bà an ủi. Nhưng cuối cùng nàng cũng không kìm nén được mà bật khóc.
Khương Thanh Uyển thấy vậy cũng chỉ có thể tiến lên an ủi vài câu. Phải một lúc lâu sau cả hai người họ mới ngừng khóc.
Thấy mẫu tử hai người nắm chặt tay nhau ngồi trong lương đình, Khương Thanh Uyển biết họ muốn nói với nhau nhiều điều nên nghĩ một chút rồi nàng nhẹ nhàng hỏi tam công chúa có muốn đi bắt dế cùng mình hay không?
Tam công chúa là người hoạt bát, lại còn nhỏ, mới chín tuổi - đây là thời điểm ham chơi nhất của mọi đứa trẻ. Nghe được lời đề nghị của Khương Thanh Uyển, tiêu cô nương bật dậy ngay lập tức, kéo tay của nàng chạy ra ngoài.
Khương Thanh Uyển quay lại xin phép Khương Huệ phi.
Khương Huệ phi đang khóc, hai mắt bà phiếm hồng. Bà cầm khăn gấm lau đi những giọt nước mắt của bản thân. Nghe Khương Thanh Uyển hỏi xin sự đồng ý của mình, bà gật đầu với nàng, khẽ nói: "Các con đi chơi đi. Nhưng nhìn thấy dế cũng đừng tự bắt mà hãy gọi thái giám, cung nữ tới."
Khương Thanh Uyển và tam công chúa vâng lời, sau đó mới rời đi cùng cung nữ và thái giám.
Dế mèn thường sống ở dưới đống đá bụi và cỏ, một số thì ở trong hang dưới lòng đất. Tam công chúa thường tìm dế ở hòn giả sơn hoặc bụi cỏ rậm rạp bên hồ nước. Khương Thanh Uyển lo lắng tiểu cô nương xảy ra chuyện nên chỉ có thể đi theo.
Kết quả, nàng nhìn thấy một người cũng có đôi mắt phiếm hồng đứng ở ven ngự hồ.
Đó là Thôi Quý Lăng.