Thiều Hoa Vì Quân Gả
Chương 32: Từ gia
Edited by Bà Còm
Khi Nghiêm Lạc Đông trở về thì Tiết Thần mới ngủ trưa dậy, theo lời Khâm Phượng thì ông ta đã ở trong sân đợi một lúc.
Tiết Thần kinh ngạc với tốc độ của Nghiêm Lạc Đông, mang theo sự nghi hoặc và không tín nhiệm sai Khâm Phượng kêu vào ngoại thất. Sau khi Tiết Thần từ nội thất ra ngoài, Nghiêm Lạc Đông liền xoay người lại, quy củ hành lễ với nàng. Tiết Thần kêu ông ta không cần hành lễ như vậy, sau đó thản nhiên ngồi ở ghế thái sư tiếp nhận chén trà mật do Chẩm Uyên đưa tới.
Vốn dĩ Tiết Thần ôm thái độ tạm thời nghe thử xem sao, cũng không để ý gì nhiều, thẳng đến khi Nghiêm Lạc Đông mở miệng: “Tiểu thư kêu ta tra Từ gia, hiện giờ ở tại hẻm Tứ Hỉ, từ hẻm Xuân Hi quẹo vào là nhà thứ tám. Đây là nhà thuê, một năm mười lượng bạc, chủ nhà ở ngay con đường bên cạnh. Từ gia hiện giờ có mười nhân khẩu: Từ phụ, Từ mẫu, cộng thêm hai di nương của Từ phụ, còn có ba nhi tử, trưởng tức nhi và hai tôn tử. Từ phụ tên Từ Diệp, từng làm sư gia huyện Thanh Hà; sau dự khảo khoa cử, lấy được vị trí Đồng Tiến sĩ Ất bảng năm Nhâm Thìn; sau này miễn cưỡng trở thành thứ cát sĩ rồi được vào Hình Bộ; vào năm Duyên Hỉ thứ sáu, Từ Diệp và Tiến sĩ cùng bảng là Tiếu Nhất Minh hiện giờ là Hình Bộ Thị lang cùng nhau giải quyết án của Quý Phi nên đắc tội Quý Phi, bị biếm quan lưu đày tại Duyện Châu; sau khi Tân đế đăng cơ đại xá thiên hạ, Từ Diệp mới có thể trở lại kinh thành. Từ mẫu họ Kim, chính là thân mẫu của Từ di nương trong phủ; sau khi Từ Diệp bị biếm quan lưu đày, Kim thị vẫn ở trong nhà cũ cho tới khi sinh hoạt thật sự khó có thể kham nổi mới bán nhà cũ đi, mang theo ba nhi tử đến ở tại hẻm Tứ Hỉ; theo lời chủ nhà thì ngôi nhà này là do Từ di nương trong phủ bỏ tiền thuê cho bọn họ cư trú. Từ di nương còn có một ca ca, hai đệ đệ. Ca ca đã thành thân khi bọn họ còn ở tại nhà cũ ở nông thôn, lấy một cô nương cùng thôn họ Lưu; sau khi thành hôn Lưu thị sinh cho hắn hai nhi tử, hiện giờ hai nhi tử đều học tư thục ở hẻm Thanh Thư, chi phí học hành đều do Từ di nương trong phủ ứng ra. Ca ca của Từ di nương tên là Từ Thiên Kiêu, là kẻ lưu manh không nghề nghiệp, thích đánh bạc uống rượu háo sắc, động một chút là đánh chửi Lưu thị, có tiền liền đi sòng bài, đánh bạc thắng thì đi hoa lâu, thua bạc thì về nhà đòi tiền; Từ di nương đã từng phải tiếp tế cho hắn rất nhiều lần nhưng hắn vẫn không hề chuyển biến tốt đẹp. Ngoài ra còn hai đệ đệ, một người tên Từ Thiên Hữu, năm nay mười bảy, học vấn bình thường, lại suốt ngày ở trên phố chơi bời lêu lổng, không khác gì mấy tên du côn lưu manh; còn đệ đệ kia tên Từ Thiên Minh, mười sáu tuổi, năm trước đỗ tú tài, đang ở nhà chuẩn bị dự khảo thi Hương, nhìn còn có chút tiền đồ.”
Nghiêm Lạc Đông báo cáo một tràng làm Tiết Thần bưng chén trà quên mất phải uống, đôi mắt trừng to nhìn thẳng vào khuôn mặt với dung mạo tầm thường lại ít nói ít cười của Nghiêm Lạc Đông. Cách thức báo cáo tỉ mỉ một tràng không hề dừng lại lấy hơi rốt cuộc làm sao luyện ra?
Chính là phải mất thời gian thật lâu để tiêu hóa, Tiết Thần mới hơi chút nắm được tình hình của Từ gia. Tiết Thần buông chén trà xuống, ngồi nghiêm chỉnh lên, đây là hoàn toàn đổi mới cái nhìn với Nghiêm Lạc Đông, trịnh trọng hỏi: “Thúc không phải là người Từ gia phái tới chứ?”
Tuy rằng suy đoán này không hề có khả năng là thật nhưng là Tiết Thần vẫn ngây ngốc hỏi một câu. Ngoại trừ là ở trong Từ gia, ai có thể trong vòng một thời gian ngắn lại có thể nắm bắt thông thấu trên dưới Từ gia như vậy chứ?
Nghiêm Lạc Đông không nói gì, tựa hồ cao ngạo không thèm trả lời vấn đề không có bất cứ lý luận gì của Tiết Thần. Tiết Thần khâm phục, nghĩ nghĩ một lúc lại hỏi: “Vậy thúc có điều tra ra lý do vì sao mấy ngày hôm trước Từ Thiên Kiêu tới cửa tìm Từ di nương không?”
Nói nửa ngày chuyện gia đình người ta nhưng chưa đi vào vấn đề chính, Tiết Thần muốn khảo nghiệm Nghiêm Lạc Đông một phen.
Nghiêm Lạc Đông thoáng dừng một chút rồi báo cáo cho Tiết Thần: “Mười ngày trước, Từ Thiên Kiêu thắng một canh bạc, theo thông lệ đi tới Thúy Hoa lâu mua vui tìm hoan, ai ngờ ở thanh lâu đụng phải một kẻ muốn tranh đoạt cô nương với hắn, hai người vì cô nương này vung tay đánh nhau, Từ Thiên Kiêu không địch lại, đành phải lưu lại bạc rồi chạy; sau đó mấy ngày liên tiếp lại đi sòng bài, chỉ là không hề thắng một lần, thiếu nợ cờ bạc, Từ Thiên Kiêu không moi được đồng nào từ Lưu thị và nhị lão bèn phải tới tìm Từ di nương.”
Tiết Thần híp mắt nhìn Nghiêm Lạc Đông, đột nhiên cảm thấy hứng thú với thân phận của nam nhân này, chớp chớp đôi mắt hỏi: “Rốt cuộc trước kia thúc làm công việc gì thế?”
Nghiêm Lạc Đông mũi mắt xem tâm, mặt không đổi sắc: “Tiểu nhân trước đây chỉ là chân chạy vặt, không làm công việc gì.”
Tiết Thần híp mắt, thật lâu sau mới nói: “Thúc cảm thấy ta rất khờ có phải không?”
Một chân chạy vặt mà có bản lĩnh này? Dù cho Tiết Thần thật sự là hài tử mười hai tuổi nàng cũng sẽ không tin, huống chi nàng không phải chỉ mới mười hai tuổi.
Bất quá nhìn bộ điệu của Nghiêm Lạc Đông, Tiết Thần đoán lúc trước có lẽ ông ta đã gây ra chuyện gì, tám chín phần mười là không quang minh, cho nên hiện tại không muốn nhắc tới. Tiết Thần cũng không có đạo lý nào bức bách ông ta nhất định phải nói, nếu Nghiêm Lạc Đông không muốn nói thì nàng sẽ tôn trọng quyết định này, không hề dây dưa tìm hiểu.
Tiết Thần để Nghiêm Lạc Đông lui xuống nghỉ ngơi, bởi vì có rất nhiều vấn đề Tiết Thần phải vận dụng đầu óc suy nghĩ một chút, sau đó mới có thể đưa ra phán đoán chính xác.
Từ gia hiện giờ thật sự xuống dốc. Đời trước Tiết Thần chỉ biết Từ Tố Nga là nữ nhi của tội thần, nhưng không nghĩ tới phụ thân của ả ta đã sớm được đặc xá trở về, cả nhà ở tại hẻm Tứ Hỉ, tiền thuê nhà và ngay cả học phí của hai nhi tử nhà Từ Thiên Kiêu đều do Từ Tố Nga ứng ra. Chuyện này chứng tỏ Từ gia căn bản không có năng lực xoay người, hoàn toàn dựa vào Từ Tố Nga chu cấp.
Đời trước, sau khi Từ Tố Nga vào cửa liền muốn thay Tiết Thần chưởng quản của hồi môn của Lư thị. Lúc ấy, Tiết Thần thật sự không hiểu những vấn đề quanh co lòng vòng ẩn dấu trong đó, không duyên cớ trao vào tay Từ Tố Nga vũ khí sắc bén có thể cứu người mà cũng có thể đả thương người, để Từ Tố Nga nắm lấy rồi dùng để bổ về phía bản thân Tiết Thần.
Sở dĩ Từ Thiên Kiêu muốn bắt cóc nàng chỉ vì đúng lúc đó Từ Tố Nga chưa khống chế được của hồi môn của Lư thị. Chắc chắn khi đó Từ gia thiếu tiền nhưng Từ Tố Nga lấy không ra, vì thế liền nghĩ dùng cách bắt cóc nàng để tống tiền, không ngờ nàng lại tẩu thoát nên mưu kế của Từ gia không thực hiện được.
Tiết Thần nghĩ đến đây chợt cảm thấy một trận ớn lạnh đến tận xương. Đời trước nàng chỉ cảm thấy Từ Tố Nga muốn nuốt của hồi môn của Lư thị là để chèn ép nàng, đúng là không nghĩ tới bọn họ lại ác độc như vậy. Nàng là một cô nương, nếu thật bị Từ gia bắt cóc ra khỏi thành thì bất luận tánh mạng có giữ được hay không nhưng danh tiết đương nhiên là mất sạch -- một nữ nhân không có danh tiết thì cả đời coi như xong.
Từ Tố Nga từ lúc bắt đầu không chỉ muốn nắm lấy của hồi môn của Lư thị mà còn muốn hoàn toàn huỷ hoại nàng! Chỉ khi hủy hoại được đích trưởng nữ thì Tiết Uyển mới có thể chân chính trở thành nữ nhi duy nhất của Tiết Vân Đào.
Tiết Thần hít sâu một hơi, nghĩ đến sự ác độc của con người khiến nàng muốn nôn. Đời trước Từ gia dựa vào Từ Tố Nga từng bước đi lên, Từ phụ nhờ Tiết Vân Đào mà được quan phục nguyên chức, Từ Thiên Kiêu sống phú quý tiêu sái, Từ Thiên Minh và Từ Thiên Hữu đều được chức quan, từ đó một bước lên mây, Từ gia hoàn toàn chuyển mình.
Trận đấu đá này Từ Tố Nga thật sự đánh quá đẹp, làm nàng không hề có năng lực chống đỡ. Khi tuổi nhỏ thì bị Từ Tố Nga khống chế nên nàng vô cùng khốn quẫn về sinh kế, thật vất vả kéo được đến khi xuất giá thì bị Từ Tố Nga trả lại cho nàng của hồi môn thiếu đến nỗi phải dùng từ đáng thương để hình dung, dùng đủ mọi thủ đoạn gả tới Trường Ninh Hầu phủ thì lại gặp phải vấn đề còn bén nhọn hơn. Đời trước Tiết Thần chịu khổ đã đủ rồi, đời này nàng muốn chứng kiến một Từ Tố Nga không có thân phận chủ mẫu cũng không có của hồi môn của Lư thị làm chỗ dựa, chỉ với thân phận thiếp thị thì ả ta có thể tạo ra sóng gió bao lớn? Tiết Thần còn muốn xem đám người Từ gia không học vấn không nghề nghiệp kia còn có thể lại diễu võ dương oai được hay không?
Khi Nghiêm Lạc Đông trở về thì Tiết Thần mới ngủ trưa dậy, theo lời Khâm Phượng thì ông ta đã ở trong sân đợi một lúc.
Tiết Thần kinh ngạc với tốc độ của Nghiêm Lạc Đông, mang theo sự nghi hoặc và không tín nhiệm sai Khâm Phượng kêu vào ngoại thất. Sau khi Tiết Thần từ nội thất ra ngoài, Nghiêm Lạc Đông liền xoay người lại, quy củ hành lễ với nàng. Tiết Thần kêu ông ta không cần hành lễ như vậy, sau đó thản nhiên ngồi ở ghế thái sư tiếp nhận chén trà mật do Chẩm Uyên đưa tới.
Vốn dĩ Tiết Thần ôm thái độ tạm thời nghe thử xem sao, cũng không để ý gì nhiều, thẳng đến khi Nghiêm Lạc Đông mở miệng: “Tiểu thư kêu ta tra Từ gia, hiện giờ ở tại hẻm Tứ Hỉ, từ hẻm Xuân Hi quẹo vào là nhà thứ tám. Đây là nhà thuê, một năm mười lượng bạc, chủ nhà ở ngay con đường bên cạnh. Từ gia hiện giờ có mười nhân khẩu: Từ phụ, Từ mẫu, cộng thêm hai di nương của Từ phụ, còn có ba nhi tử, trưởng tức nhi và hai tôn tử. Từ phụ tên Từ Diệp, từng làm sư gia huyện Thanh Hà; sau dự khảo khoa cử, lấy được vị trí Đồng Tiến sĩ Ất bảng năm Nhâm Thìn; sau này miễn cưỡng trở thành thứ cát sĩ rồi được vào Hình Bộ; vào năm Duyên Hỉ thứ sáu, Từ Diệp và Tiến sĩ cùng bảng là Tiếu Nhất Minh hiện giờ là Hình Bộ Thị lang cùng nhau giải quyết án của Quý Phi nên đắc tội Quý Phi, bị biếm quan lưu đày tại Duyện Châu; sau khi Tân đế đăng cơ đại xá thiên hạ, Từ Diệp mới có thể trở lại kinh thành. Từ mẫu họ Kim, chính là thân mẫu của Từ di nương trong phủ; sau khi Từ Diệp bị biếm quan lưu đày, Kim thị vẫn ở trong nhà cũ cho tới khi sinh hoạt thật sự khó có thể kham nổi mới bán nhà cũ đi, mang theo ba nhi tử đến ở tại hẻm Tứ Hỉ; theo lời chủ nhà thì ngôi nhà này là do Từ di nương trong phủ bỏ tiền thuê cho bọn họ cư trú. Từ di nương còn có một ca ca, hai đệ đệ. Ca ca đã thành thân khi bọn họ còn ở tại nhà cũ ở nông thôn, lấy một cô nương cùng thôn họ Lưu; sau khi thành hôn Lưu thị sinh cho hắn hai nhi tử, hiện giờ hai nhi tử đều học tư thục ở hẻm Thanh Thư, chi phí học hành đều do Từ di nương trong phủ ứng ra. Ca ca của Từ di nương tên là Từ Thiên Kiêu, là kẻ lưu manh không nghề nghiệp, thích đánh bạc uống rượu háo sắc, động một chút là đánh chửi Lưu thị, có tiền liền đi sòng bài, đánh bạc thắng thì đi hoa lâu, thua bạc thì về nhà đòi tiền; Từ di nương đã từng phải tiếp tế cho hắn rất nhiều lần nhưng hắn vẫn không hề chuyển biến tốt đẹp. Ngoài ra còn hai đệ đệ, một người tên Từ Thiên Hữu, năm nay mười bảy, học vấn bình thường, lại suốt ngày ở trên phố chơi bời lêu lổng, không khác gì mấy tên du côn lưu manh; còn đệ đệ kia tên Từ Thiên Minh, mười sáu tuổi, năm trước đỗ tú tài, đang ở nhà chuẩn bị dự khảo thi Hương, nhìn còn có chút tiền đồ.”
Nghiêm Lạc Đông báo cáo một tràng làm Tiết Thần bưng chén trà quên mất phải uống, đôi mắt trừng to nhìn thẳng vào khuôn mặt với dung mạo tầm thường lại ít nói ít cười của Nghiêm Lạc Đông. Cách thức báo cáo tỉ mỉ một tràng không hề dừng lại lấy hơi rốt cuộc làm sao luyện ra?
Chính là phải mất thời gian thật lâu để tiêu hóa, Tiết Thần mới hơi chút nắm được tình hình của Từ gia. Tiết Thần buông chén trà xuống, ngồi nghiêm chỉnh lên, đây là hoàn toàn đổi mới cái nhìn với Nghiêm Lạc Đông, trịnh trọng hỏi: “Thúc không phải là người Từ gia phái tới chứ?”
Tuy rằng suy đoán này không hề có khả năng là thật nhưng là Tiết Thần vẫn ngây ngốc hỏi một câu. Ngoại trừ là ở trong Từ gia, ai có thể trong vòng một thời gian ngắn lại có thể nắm bắt thông thấu trên dưới Từ gia như vậy chứ?
Nghiêm Lạc Đông không nói gì, tựa hồ cao ngạo không thèm trả lời vấn đề không có bất cứ lý luận gì của Tiết Thần. Tiết Thần khâm phục, nghĩ nghĩ một lúc lại hỏi: “Vậy thúc có điều tra ra lý do vì sao mấy ngày hôm trước Từ Thiên Kiêu tới cửa tìm Từ di nương không?”
Nói nửa ngày chuyện gia đình người ta nhưng chưa đi vào vấn đề chính, Tiết Thần muốn khảo nghiệm Nghiêm Lạc Đông một phen.
Nghiêm Lạc Đông thoáng dừng một chút rồi báo cáo cho Tiết Thần: “Mười ngày trước, Từ Thiên Kiêu thắng một canh bạc, theo thông lệ đi tới Thúy Hoa lâu mua vui tìm hoan, ai ngờ ở thanh lâu đụng phải một kẻ muốn tranh đoạt cô nương với hắn, hai người vì cô nương này vung tay đánh nhau, Từ Thiên Kiêu không địch lại, đành phải lưu lại bạc rồi chạy; sau đó mấy ngày liên tiếp lại đi sòng bài, chỉ là không hề thắng một lần, thiếu nợ cờ bạc, Từ Thiên Kiêu không moi được đồng nào từ Lưu thị và nhị lão bèn phải tới tìm Từ di nương.”
Tiết Thần híp mắt nhìn Nghiêm Lạc Đông, đột nhiên cảm thấy hứng thú với thân phận của nam nhân này, chớp chớp đôi mắt hỏi: “Rốt cuộc trước kia thúc làm công việc gì thế?”
Nghiêm Lạc Đông mũi mắt xem tâm, mặt không đổi sắc: “Tiểu nhân trước đây chỉ là chân chạy vặt, không làm công việc gì.”
Tiết Thần híp mắt, thật lâu sau mới nói: “Thúc cảm thấy ta rất khờ có phải không?”
Một chân chạy vặt mà có bản lĩnh này? Dù cho Tiết Thần thật sự là hài tử mười hai tuổi nàng cũng sẽ không tin, huống chi nàng không phải chỉ mới mười hai tuổi.
Bất quá nhìn bộ điệu của Nghiêm Lạc Đông, Tiết Thần đoán lúc trước có lẽ ông ta đã gây ra chuyện gì, tám chín phần mười là không quang minh, cho nên hiện tại không muốn nhắc tới. Tiết Thần cũng không có đạo lý nào bức bách ông ta nhất định phải nói, nếu Nghiêm Lạc Đông không muốn nói thì nàng sẽ tôn trọng quyết định này, không hề dây dưa tìm hiểu.
Tiết Thần để Nghiêm Lạc Đông lui xuống nghỉ ngơi, bởi vì có rất nhiều vấn đề Tiết Thần phải vận dụng đầu óc suy nghĩ một chút, sau đó mới có thể đưa ra phán đoán chính xác.
Từ gia hiện giờ thật sự xuống dốc. Đời trước Tiết Thần chỉ biết Từ Tố Nga là nữ nhi của tội thần, nhưng không nghĩ tới phụ thân của ả ta đã sớm được đặc xá trở về, cả nhà ở tại hẻm Tứ Hỉ, tiền thuê nhà và ngay cả học phí của hai nhi tử nhà Từ Thiên Kiêu đều do Từ Tố Nga ứng ra. Chuyện này chứng tỏ Từ gia căn bản không có năng lực xoay người, hoàn toàn dựa vào Từ Tố Nga chu cấp.
Đời trước, sau khi Từ Tố Nga vào cửa liền muốn thay Tiết Thần chưởng quản của hồi môn của Lư thị. Lúc ấy, Tiết Thần thật sự không hiểu những vấn đề quanh co lòng vòng ẩn dấu trong đó, không duyên cớ trao vào tay Từ Tố Nga vũ khí sắc bén có thể cứu người mà cũng có thể đả thương người, để Từ Tố Nga nắm lấy rồi dùng để bổ về phía bản thân Tiết Thần.
Sở dĩ Từ Thiên Kiêu muốn bắt cóc nàng chỉ vì đúng lúc đó Từ Tố Nga chưa khống chế được của hồi môn của Lư thị. Chắc chắn khi đó Từ gia thiếu tiền nhưng Từ Tố Nga lấy không ra, vì thế liền nghĩ dùng cách bắt cóc nàng để tống tiền, không ngờ nàng lại tẩu thoát nên mưu kế của Từ gia không thực hiện được.
Tiết Thần nghĩ đến đây chợt cảm thấy một trận ớn lạnh đến tận xương. Đời trước nàng chỉ cảm thấy Từ Tố Nga muốn nuốt của hồi môn của Lư thị là để chèn ép nàng, đúng là không nghĩ tới bọn họ lại ác độc như vậy. Nàng là một cô nương, nếu thật bị Từ gia bắt cóc ra khỏi thành thì bất luận tánh mạng có giữ được hay không nhưng danh tiết đương nhiên là mất sạch -- một nữ nhân không có danh tiết thì cả đời coi như xong.
Từ Tố Nga từ lúc bắt đầu không chỉ muốn nắm lấy của hồi môn của Lư thị mà còn muốn hoàn toàn huỷ hoại nàng! Chỉ khi hủy hoại được đích trưởng nữ thì Tiết Uyển mới có thể chân chính trở thành nữ nhi duy nhất của Tiết Vân Đào.
Tiết Thần hít sâu một hơi, nghĩ đến sự ác độc của con người khiến nàng muốn nôn. Đời trước Từ gia dựa vào Từ Tố Nga từng bước đi lên, Từ phụ nhờ Tiết Vân Đào mà được quan phục nguyên chức, Từ Thiên Kiêu sống phú quý tiêu sái, Từ Thiên Minh và Từ Thiên Hữu đều được chức quan, từ đó một bước lên mây, Từ gia hoàn toàn chuyển mình.
Trận đấu đá này Từ Tố Nga thật sự đánh quá đẹp, làm nàng không hề có năng lực chống đỡ. Khi tuổi nhỏ thì bị Từ Tố Nga khống chế nên nàng vô cùng khốn quẫn về sinh kế, thật vất vả kéo được đến khi xuất giá thì bị Từ Tố Nga trả lại cho nàng của hồi môn thiếu đến nỗi phải dùng từ đáng thương để hình dung, dùng đủ mọi thủ đoạn gả tới Trường Ninh Hầu phủ thì lại gặp phải vấn đề còn bén nhọn hơn. Đời trước Tiết Thần chịu khổ đã đủ rồi, đời này nàng muốn chứng kiến một Từ Tố Nga không có thân phận chủ mẫu cũng không có của hồi môn của Lư thị làm chỗ dựa, chỉ với thân phận thiếp thị thì ả ta có thể tạo ra sóng gió bao lớn? Tiết Thần còn muốn xem đám người Từ gia không học vấn không nghề nghiệp kia còn có thể lại diễu võ dương oai được hay không?