Tiếng Mưa Rơi Lúc Nửa Đêm
Chương 57
“Gả nó đi?” Trần Tuấn chưa kịp hiểu, dì Hàn vì lo chuyện cưới gả cho con gái
dạo gần đây nên nghe tới từ “gả” là phản ứng ngay.
“Gả nó cho ai thì được?” Chỉ cần không phải người bà ta chọn làm rể, chỉ cần
không phải gả tốt hơn con gái bà ta, thì ai cũng được. Tốt nhất là đẩy con nhỏ
đó cho một gã bán hàng rong ngoài đường, hoặc một lão già tàn tật sắp chết.
Thầy pháp cười nhẹ, như nhìn thấu tâm địa của dì Hàn, khiến bà ta không khỏi
ngượng ngùng hừ một tiếng, rồi giả bộ hiền từ: “Thưa thầy, con gái lớn nhà
chúng tôi cũng thuộc dòng dõi danh gia vọng tộc, thầy đừng để nó chịu thiệt
thòi.”
Câu nói này chắc chắn là ngầm mong cô phải chịu thiệt rồi.
Trần Tuấn không nghe ra những toan tính trong lời nói, chỉ tò mò muốn biết rốt
cuộc con gái mình sẽ gả cho ai.
Thầy pháp bảo Trần Tuấn đưa ra ngày tháng năm sinh của Trần Mộc Miên,
nhưng Trần Tuấn ấp úng mãi không nhớ nổi. Thấy vậy, ánh mắt thầy pháp lóe
lên vẻ mỉa mai, rồi ông ta quay người lại, tìm quanh trên giường sau đó nhặt
được một sợi tóc.
Ông ta châm lửa đốt sợi tóc, rồi bỏ chút tro vào trong một lá bùa. Sau đó lầm
bầm đọc chú, chẳng biết nói gì, rồi bất ngờ mở mắt chỉ tay ra ngoài cửa sổ, về
phía một cái cây lớn không xa.
“Đi về hướng Đông, ở đó có một gia đình họ Đàm. Hôm nay phải đến đó lập
hôn ước, rồi chuyện này sẽ được hóa giải.”
Trong đầu dì Hàn nhanh chóng nghĩ tới những gia đình có tiếng ở Thượng Hải,
có vẻ không có ai họ Đàm. Tốt quá, chắc chắn là một gia đình nghèo khó rồi.
Dì Hàn mừng thầm cảm thấy thầy pháp này đã dễ mến hơn nhiều.
Trần Tuấn vẫn chưa hết thắc mắc: “Thầy có thể nói rõ hơn được không? Chỉ có
vậy thì hơi khó tìm.”
Đi về hướng Đông là khu nhượng địa Anh. Ông ta không hay lui tới đó, mà họ
Đàm lại không chỉ có một nhà. Chuyện này đúng là mò kim đáy bể, e rằng rất
khó.
Thầy bói nói: “Giữa giờ Ngọ hôm nay, ông Trần cứ đi bộ vào khu nhượng địa
Anh. Nếu thấy một người phụ nữ luống cuống, đang tìm kiếm thứ gì đó, thì cứ
tiến đến giúp đỡ. Bà ta chính là người nhà họ Đàm.”
Dặn dò vài câu xong, thầy pháp quay lưng rời khỏi.
Dì Hàn trong lòng cười thầm. Trên đường cái mà phải tìm đồ, chắc chắn không
phải gia đình quyền quý. Con tiện nhân kia, mày sắp phải khổ rồi.
Trần Tuấn nhìn đồng hồ, thấy đã đến giờ nên lập tức rời nhà. Theo lời thầy bói,
ông ta đi tới cổng khu nhượng địa Anh, xuống xe rồi bắt đầu đi bộ, vừa đi vừa
tìm.
Đi một đoạn khá xa mà vẫn chưa thấy người nào giống như mình cần tìm.
Ông ta đang bực bội nghĩ rằng thầy pháp đã lừa mình thì va phải một người phụ
nữ.
Bà ta va vào ông, rất áy náy, xin lỗi không ngừng. Trần Tuấn phủi phủi áo, bước
tiếp.
Đi được hai bước, ông ta quay đầu lại, thấy người phụ nữ cúi gằm, nhìn hết chỗ
này tới chỗ khác, rõ ràng là đang tìm kiếm gì đó.
Trong lòng ông ta có một dự cảm, lập tức bước đến hỏi: “Thưa bà, bà có phải
đang mất gì không?”
Người phụ nữ tuy sốt ruột nhưng vẫn nhã nhặn đáp: “Phải, tôi ra ngoài mua
thuốc nhưng làm mất tiền rồi. Không biết có còn không, nếu mất thì tôi không
biết phải làm sao. Nhà tôi nhất định sẽ trách phạt tôi.”
Trần Tuấn ngừng một chút, rồi hỏi tiếp: “Nhà có ai bệnh nặng à? Nếu bà cần
gấp thì để tôi giúp bà được không? Chứ giữa đường nhiều người thế này, e là
tiền rơi đã bị người khác nhặt mất rồi.”
Nghe ông ta nói vậy, bà ta thở dài, vẻ mặt càng thêm khổ sở: “Thưa ông, thiệt
không dám giấu, là thiếu gia nhà tôi bệnh. Khổ thay thân thể cậu yếu đuối,
nhiều năm qua chẳng bao giờ khỏe mạnh. Hôm nay thầy thuốc đổi toa, dặn phải
mua thuốc ở tiệm thuốc này. Vậy mà tôi làm rơi tiền, thể nào bà lớn cũng trách
phạt tôi.”
Trần Tuấn nghe xong thì cười bảo: “Chỉ vài đồng bạc mua thuốc, có đáng chi
đâu. Nhà bà ở đâu, sao lại nghiêm khắc đến thế?”
dạo gần đây nên nghe tới từ “gả” là phản ứng ngay.
“Gả nó cho ai thì được?” Chỉ cần không phải người bà ta chọn làm rể, chỉ cần
không phải gả tốt hơn con gái bà ta, thì ai cũng được. Tốt nhất là đẩy con nhỏ
đó cho một gã bán hàng rong ngoài đường, hoặc một lão già tàn tật sắp chết.
Thầy pháp cười nhẹ, như nhìn thấu tâm địa của dì Hàn, khiến bà ta không khỏi
ngượng ngùng hừ một tiếng, rồi giả bộ hiền từ: “Thưa thầy, con gái lớn nhà
chúng tôi cũng thuộc dòng dõi danh gia vọng tộc, thầy đừng để nó chịu thiệt
thòi.”
Câu nói này chắc chắn là ngầm mong cô phải chịu thiệt rồi.
Trần Tuấn không nghe ra những toan tính trong lời nói, chỉ tò mò muốn biết rốt
cuộc con gái mình sẽ gả cho ai.
Thầy pháp bảo Trần Tuấn đưa ra ngày tháng năm sinh của Trần Mộc Miên,
nhưng Trần Tuấn ấp úng mãi không nhớ nổi. Thấy vậy, ánh mắt thầy pháp lóe
lên vẻ mỉa mai, rồi ông ta quay người lại, tìm quanh trên giường sau đó nhặt
được một sợi tóc.
Ông ta châm lửa đốt sợi tóc, rồi bỏ chút tro vào trong một lá bùa. Sau đó lầm
bầm đọc chú, chẳng biết nói gì, rồi bất ngờ mở mắt chỉ tay ra ngoài cửa sổ, về
phía một cái cây lớn không xa.
“Đi về hướng Đông, ở đó có một gia đình họ Đàm. Hôm nay phải đến đó lập
hôn ước, rồi chuyện này sẽ được hóa giải.”
Trong đầu dì Hàn nhanh chóng nghĩ tới những gia đình có tiếng ở Thượng Hải,
có vẻ không có ai họ Đàm. Tốt quá, chắc chắn là một gia đình nghèo khó rồi.
Dì Hàn mừng thầm cảm thấy thầy pháp này đã dễ mến hơn nhiều.
Trần Tuấn vẫn chưa hết thắc mắc: “Thầy có thể nói rõ hơn được không? Chỉ có
vậy thì hơi khó tìm.”
Đi về hướng Đông là khu nhượng địa Anh. Ông ta không hay lui tới đó, mà họ
Đàm lại không chỉ có một nhà. Chuyện này đúng là mò kim đáy bể, e rằng rất
khó.
Thầy bói nói: “Giữa giờ Ngọ hôm nay, ông Trần cứ đi bộ vào khu nhượng địa
Anh. Nếu thấy một người phụ nữ luống cuống, đang tìm kiếm thứ gì đó, thì cứ
tiến đến giúp đỡ. Bà ta chính là người nhà họ Đàm.”
Dặn dò vài câu xong, thầy pháp quay lưng rời khỏi.
Dì Hàn trong lòng cười thầm. Trên đường cái mà phải tìm đồ, chắc chắn không
phải gia đình quyền quý. Con tiện nhân kia, mày sắp phải khổ rồi.
Trần Tuấn nhìn đồng hồ, thấy đã đến giờ nên lập tức rời nhà. Theo lời thầy bói,
ông ta đi tới cổng khu nhượng địa Anh, xuống xe rồi bắt đầu đi bộ, vừa đi vừa
tìm.
Đi một đoạn khá xa mà vẫn chưa thấy người nào giống như mình cần tìm.
Ông ta đang bực bội nghĩ rằng thầy pháp đã lừa mình thì va phải một người phụ
nữ.
Bà ta va vào ông, rất áy náy, xin lỗi không ngừng. Trần Tuấn phủi phủi áo, bước
tiếp.
Đi được hai bước, ông ta quay đầu lại, thấy người phụ nữ cúi gằm, nhìn hết chỗ
này tới chỗ khác, rõ ràng là đang tìm kiếm gì đó.
Trong lòng ông ta có một dự cảm, lập tức bước đến hỏi: “Thưa bà, bà có phải
đang mất gì không?”
Người phụ nữ tuy sốt ruột nhưng vẫn nhã nhặn đáp: “Phải, tôi ra ngoài mua
thuốc nhưng làm mất tiền rồi. Không biết có còn không, nếu mất thì tôi không
biết phải làm sao. Nhà tôi nhất định sẽ trách phạt tôi.”
Trần Tuấn ngừng một chút, rồi hỏi tiếp: “Nhà có ai bệnh nặng à? Nếu bà cần
gấp thì để tôi giúp bà được không? Chứ giữa đường nhiều người thế này, e là
tiền rơi đã bị người khác nhặt mất rồi.”
Nghe ông ta nói vậy, bà ta thở dài, vẻ mặt càng thêm khổ sở: “Thưa ông, thiệt
không dám giấu, là thiếu gia nhà tôi bệnh. Khổ thay thân thể cậu yếu đuối,
nhiều năm qua chẳng bao giờ khỏe mạnh. Hôm nay thầy thuốc đổi toa, dặn phải
mua thuốc ở tiệm thuốc này. Vậy mà tôi làm rơi tiền, thể nào bà lớn cũng trách
phạt tôi.”
Trần Tuấn nghe xong thì cười bảo: “Chỉ vài đồng bạc mua thuốc, có đáng chi
đâu. Nhà bà ở đâu, sao lại nghiêm khắc đến thế?”