Xuân Giang Hoa Nguyệt
Chương 125
Lúc đầu, sau khi Lý Mục cuối cùng đưa ra quyết định trở về Kiến Khang, vấn đề lớn nhất mà hắn sẽ gặp phải chính là lựa chọn nơi vượt qua phía Nam sông Trường Giang để trở về.
Trường An Kiến Khang về mặt địa lý được chia thành Tây Bắc và Đông Nam, ngay cả trước khi triều đình đi xuống phía Nam, khi khu vực Giang Hoài thông suốt, con đường núi qua lại giữa hai nơi có khoảng cách gần nhất cũng dài đến hơn hai ngàn dặm. Huống chi là hiện giờ, những khu vực đó vẫn nằm trong tay Bắc Hạ.
Con đường mà hắn có thể đi là con đường quân sự đã được mở ra khi hắn từ Nghĩa Thành đi về phía Bắc để tấn công Trường An.
Từ Trường An đến Nghĩa Thành đoạn đường này không có vấn đề, nhưng qua Nghĩa Thành, đến giáp giới Kinh Tương thì hắn lại gặp phải lựa chọn nơi nào để qua sông.
Hắn có hai lựa chọn.
Một là vòng qua Kinh Tương nơi có thế lực của Hứa Tiết, chọn tuyến đường đi Giang Bắc, dọc theo sông về phía Đông, tại Thái Thạch Lịch Dương vượt qua sông đi thẳng đến hạ lưu Kiến Khang.
Hai là trực tiếp đối mặt với Kinh Tương. Ở thượng du Giang Lăng vượt qua sông, rồi lại từ phía Đông của con sông đi xuống.
Hai con đường này đều có lợi và hại của nó.
Cái đầu tiên, có thể tránh được chiến tranh, nhìn hành trình có vẻ như được rút ngắn lại và mau chóng đến được Kiến Khang. Tuy nhiên Thái Thạch từ thời cổ đại đã là một bến phà lớn ở hạ du Trường Giang khác ngoài Kinh Khẩu. Lựa chọn ở chỗ này qua sông, quân đội hành quân đường dài, trên đường chắc chắn không thể che giấu được tai mắt trinh sát của Hứa Tiết, ông ta sẽ khống chế bến đò trước, phá huỷ bến đò, lại bố trí trọng binh ở phía bờ Nam của con sông ngăn cản hắn thuận lợi qua sông. Tới lúc đó, nếu không nuôi đủ thuyền, lại rơi vào trận đối chiến trường kỳ dai dẳng với quân đội của Hứa Tiết, điều đó sẽ phạm vào điều tối kỵ đối với binh gia khi gấp rút tiếp viện.
Huống chi, nếu như Hứa Tiết thật sự như hắn suy nghĩ nhân loạn Thiên sư giáo mà khởi binh mưu phản, vậy thì trước khi ông ta mưu phản, ông ta không thể nào không nghĩ đến sự tồn tại một biến số là mình, vô cùng có khả năng vào lúc hắn vừa mới rút quân đi về phía Nam thì sẽ gia tăng cản trở.
Một trận chiến trên đường không thể tránh được.
So với qua sông ngay tại hạ du trong vị trí địa lý không thuận lợi vào kéo dài trận ác chiến với ông ta, không bằng đánh bất ngờ trực tiếp tấn công Kinh Tương, phá Tương Dương, lấy Võ Ninh, từ bến đò Giang Lăng mà qua sông.
Cho nên đêm đó, hắn cùng Tưởng Thao sau khi bàn bạc thống nhất xong đã mau chóng đưa ra quyết định, ngay sau đó triệu tập cấp dưới, nói rõ tình huống, để lại quân coi giữ, bàn giao tất cả mọi việc còn lại cho đám Tưởng Thao và Tôn Phóng Chi, sau đó lĩnh đại quân đi xuống phía Nam.
Quả đúng như hắn đã dự đoán, đại quân vừa qua Nghĩa Thành hoàn thành tiếp viện lương thảo chưa đến hai ngày, chưa tiến vào địa giới Kinh Tương thì đã đụng phải quân đội Kinh Tương và quân đội Bắc Hạ cùng tấn công hai mặt.
Quân đội Kinh Tương dĩ nhiên là nghe theo mệnh lệnh của Hứa Tiết ngăn cản bước tiến xuống phía Nam của hắn, muốn ngăn chặn hắn ở tại nơi này.
Hứa Tiết luôn có thủ đoạn chặt chẽ độc ác. Ông ta biết rõ Lý Mục không dễ đối phó, vì vậy để đảm bảo an toàn, ông ta đã phái người đem tin tức mình hiện giờ đang đối địch với triều đình và Lý Mục ít ngày nữa sẽ nam hạ cho người Yết biết.
Đúng như ông ta đã tính toán, Bắc Hạ cũng đang kiêng kị Lý Mục, biết hắn muốn đánh Quan Trung, kế tiếp sẽ từ phía Đông ra Đồng Quan tiến thẳng về Lạc Dương. Nhận được tin tức, họ làm sao chịu từ bỏ cơ hội để tiêu diệt hắn?
Cứ như vậy, hai đạo quân từng đánh nhau sinh tử, lần này vì đối mặt kẻ thù chung mà từ bỏ đối đầu quay sang hợp tác với nhau, một Nam một Đông hai mặt giáp công hỗ trợ nhau bám chặt bước tiến tiếp tục xuống phía Nam của Lý Mục, nhất thời làm cho hắn không thể nào thoát khỏi được.
Đội quân người Yết trú tại Nam Dương này là do một tông thất từng phụ thuộc rất nhiều vào hoàng đế Bắc Hạ suất lĩnh. Bởi vì Nam Dương gần Kinh Tương, lại một lần nữa rơi vào tay Nam Triều, sau khi đoạt lại được, hoàng đế Bắc Hạ cực kỳ coi trọng, phái người đến đây trấn thủ, cứ cách vài hôm sẽ có người mang tin tức đưa công văn lui tới giữa Lạc Dương và Nam Dương.
Lý Mục đầu tiên là phái mật thám lẻn vào Nam Dương, tung tin khắp nơi rằng hoàng đế Bắc Yến Mộ Dung Tây đã phái quân tấn công Lạc Dương để trả thù, tiếp đó phái người mai phục bên cạnh trạm dịch, chặn được một bản công văn từ Lạc Dương truyền đến Nam Dương, sau khi lấy được mẫu sáp và ấn giám đã làm giả điều lệnh, nói rằng đại quân Bắc Yến đang đến gần, Lạc Dương đang gặp nguy hiểm, hoàng đế triệu y lập tức chạy về Lạc Dương để thương nghị tình hình quân sự.
Từ sau khi Mộ Dung Tây xưng đế ở Yến quận và khôi phục lại Yến quốc, Bắc Hạ luôn đề phòng Mộ Dung thị báo thù. Tông thất này vốn dĩ đã bị tin tức kia làm cho bất an, đã phái người đi Lạc Dương để dò hỏi, nhưng bởi vì khoảng cách hai vùng nên chưa nhận được hồi âm, nay đột nhiên nhận được một đạo điều lệnh như thế, trong lòng nóng như lửa đốt, trong khoảng thời gian ngắn làm sao nghĩ ra được đây là kế điệu hổ ly sơn của Lý Mục, đã lập tức rút binh, để lại người ở lại đóng giữ Nam Dương, mình thì vội vàng chạy đến Lạc Dương.
……..
Bắc Hạ vừa lui binh, Lý Mục lập tức chia binh làm hai đường, một đường bất động tại chỗ, tiếp tục duy trì tình trạng đối đầu kéo dài, che mắt bám giữ Kinh Châu, một đường khác suốt đêm lựa chọn tuyến đường vòng lặng lẽ vòng tới sau lưng quân Kinh Châu. Điều binh xong, hắn lập tức phát động tấn công.
Người phụ trách canh giữ Kinh Châu tên là Hứa Không, là huynh đệ trong tộc Hứa Tiết, không hề biết Bắc Hạ đã rút binh, đột nhiên bị Lý Mục đánh chính diện, làm sao mà ngăn cản được?
Lý Mục mang danh chiến thần, toàn bộ quân phủ Kinh Châu từ trên xuống dưới không ai là không biết. Y từ lâu đã sợ Lý Mục, thấy sắp bị thua trận, nghĩ đến nhiệm vụ lớn nhất lần này của mình chính là giữ Tương Dương, ngăn chặn bám trụ Lý Mục ở Giang Bắc, không cho hắn từ Giang Lăng vượt qua sông. Mà muốn đến bến đò Giang Lăng thì cần phải đi qua Tương Dương.
Thấy tình thế không ổn, y lập tức tính toán rút quân vào trong thành, dùng thủ thành ngăn cản Lý Mục tiến quân về phía Nam. Dựa vào khả năng phòng thủ thành vững chắc của Tương Dương, cộng thêm quân coi giữ mình đang có, cho dù Lý Mục có thần võ đến mấy thì trong khoảng thời gian ngắn muốn công phá thành cũng không phải chuyện dễ dàng.
Ngay vào lúc Hứa Không chỉ huy lui binh, tính toán rút vào trong thành thì phía sau lại giết ra một đội quân, chặt đứt đường lui của quân đội Kinh Châu.
Trong tình trạng tiền hậu đều bị tấn công, chiến sự đã kết thúc một cách không hề bất ngờ chút nào.
Không giống như những tướng lĩnh cấp cao sẵn sàng phục vụ Hứa Tiết với lòng trung thành, trong quân phủ Kinh Châu có rất nhiều quan binh tầng trung và hạ vốn luôn mang lòng bất mãn và phản cảm với Hứa Tiết, hôm nay lại bị bại trận, rơi vào đường cùng, cũng không cần Lý Mục nói lời nào đã lần lượt đầu hàng, giết Hứa Không, gia nhập với Lý Mục cùng giết về Tương Dương.
Trước đó Hứa Không chỉ để lại hai ngàn người thủ thành. Quan binh trong thành thấy đại quân của Lý Mục đã giết đến dưới thành, Hứa Không cũng đã chết, làm sao còn ý chí bám trụ thành nữa. Rất nhanh, toà thành trì từng được Hứa Tiết đắc ý xưng là “Đệ nhất pháo đài thượng du” đã bị phá mở.
Lý Mục nhanh gọn lấy được Tương Dương, ba ngày sau lại lấy Võ Ninh, đại quân lập tức tiến đến bến đò Giang Lăng ở bờ Bắc Trường Giang.
Bến đò Giang Lăng là con đường mà quân đội của Hứa Tiết đi lại giữa Nam và Bắc, dùng để chuyển quân đã được chuẩn bị trong nhiều năm, Lý Mục thuận lợi qua sông, lập tức dẫn quân đi theo phía đông của con sông, cuối cùng vào mấy ngày trước đã đuổi kịp Dương Tuyên suất lĩnh phản quân dừng ở Đương Đồ.
Hai bên khai chiến. Quân phản loạn quân tâm tan rã, bị đánh tan tác, Lý Mục cũng không truy đuổi theo, thấy lối đi đã nhường liền tiếp tục lên đường.
Cuối cùng vào ngày hôm nay, hắn đã dẫn đầu đội quân đã đi một chặng đường dài và đến Kiến Khang.
……
Tây bắc Kiến Khang, trong quân doanh ngoại thành huyện Giang Thừa, lúc này, quân y đang thay thuốc cho vết thương do mũi tên trên ngực Hứa Tiết. Dù bị thương suýt chết nhưng Hứa Tiết vẫn mỉm cười, nằm đó nói cười với các tướng xung quanh, tâm trạng rất vui vẻ.
Ông ta vừa mới nhận được tin tức do thám tử dùng khoái mã truyền về, trước đó, trên đường cách cửa nam Kiến Khang chỉ mấy chục dặm, đã phát hiện có một đạo quân đang chạy về hướng Kiến Khang.
Bởi vì khoảng cách có chút xa nên không nhìn thấy rõ cờ hiệu. Nhưng mà đó nhất định là quân đội của Dương Tuyên rồi. Thám tử nghĩ đến Hứa Tiết mấy ngày nay nóng lòng chờ đợi tin tức về đại quân của Dương Tuyên, sốt ruột trở về báo tin, vì vậy đã nhờ một đồng đội ở lại nghênh đón, mình thì phóng ngựa quay về muốn thông báo tin tức tốt này trước.
Hứa Tiết lúc ấy cười rất to, lập tức phái một phó tướng thay mình đi nghênh đón. Sau khi băng bó xong vết thương rồi, ông ta cũng sốt ruột không chờ được đứng lên cùng với tả hữu sải bước đi ra ngoài viên môn quân doanh, tự mình chờ Dương Tuyên đến.
Mọi người đi theo bên cạnh ông ta, trên mặt tươi cười, tranh nhau bày tỏ lòng trung thành, nói rằng trận chiến tiếp theo không chỉ lấy được Kiến Khang, mà còn phải bắt sống Cao Kiệu để báo thù cho mũi tên của ông ấy.
Đang lúc cười cười nói nói thì thấy phó tướng vừa mới phái đi đã cưỡi ngựa chạy về như điên.
Nụ cười trên mặt Hứa Tiết dần dần biến mất. Ông ta nhìn chằm chằm vào bóng dáng phó tướng càng lúc càng gần, trong lòng bỗng xẹt qua một tia bất an.
Phó tướng kia từ xa nhìn thấy Hứa Tiết ở trên lưng ngựa hô to đứt cả họng:
– Tư Đồ, không xong rồi. Là Lý Mục đưa quân về rồi! Quân đội triều đình đang tấn công tới, sắp tới đây rồi.
Ý cười còn sót lại trên mặt Hứa Tiết hoàn toàn đóng băng.
Ông ta nhìn chằm chằm vào hướng phía sau phó tướng kia, vẻ mặt của trở nên cực kỳ cứng nhắc ngay lập tức.
Giống như sét đánh giữa trời quang, các tướng lĩnh kia vừa rồi còn đang tranh nhau nói năng hùng hồn đều bị tin tức bất ngờ này làm cho mồm há hốc mắt trợn ngược.
Bên tai, dường như nghe được tiếng hò hét chém giết theo gió từ xa truyền đến.
Mọi người nhìn nhau.
Hứa Tiết đột ngột quay người lại.
– Truyền lệnh – lập tức bày trận, chuẩn bị đón địch!
Nơi viên môn đột nhiên phát ra một tiếng gầm chói tai. Thanh âm này tràn đầy tức giận, chấn động toàn bộ quân doanh, chấn động cả một đàn chim đậu ngoài đồng tìm hạt cỏ phía xa cũng ngơ ngác tung cánh bay đi.
……
Khi Lý Mục tiến vào Kiến Khang, hắn ngay lập tức tiếp quản quân đội triều đình do Cao Kiệu chỉ huy.
Từ trên xuống dưới, không một ai tỏ vẻ dị nghị.
Trận chiến diễn ra trên chiến trường phía Tây Bắc Kiến Khang này sẽ rất nhanh liền kết thúc.
Phản quân giống như bị mộng du bị giết đến vứt bỏ mũ giáp, bị đánh tan tác, vứt thương quỳ xuống đất xin hàng. Vết thương do tên bắn trước ngực Hứa Tiết vỡ ra, máu chảy không ngừng, được thân tín hộ tống trốn về hướng Tuyên Thành, nửa đường đi thấy truy binh đuổi theo phía sau, lúc cùng đường thì Dương Tuyên dẫn quân đuổi tới, chặn đường lui cho ông ta, bấy giờ Hứa Tiết mới có thể thoát thân được, chật vật bỏ chạy về Tuyên Thành.
Mây đen bao phủ bầu trời Kiến Khang nhiều ngày đã tan biến, cuối cùng trên khuôn mặt mệt mỏi đầy máu của binh lính cũng lộ ra vẻ nhẹ nhõm hiếm thấy.
Tuy nhiên, cùng lúc đó, tại Khúc A cách nơi này mấy trăm dặm lại mây đen mù sương, mọi người đều gặp nguy hiểm.
Mấy ngày trước, từ sau khi Bì Lăng bị Thiên Sư giáo công phá, vận rủi cũng theo đó mà rơi xuống toà thành trí vốn dĩ được cho rằng rất an toàn này.
Cao Dận và Lục Giản Chi lần lượt dẫn hai quân coi giữ mà thiết lập thế sừng trên đường Thiên sư giáo tấn công Khúc A, tiến hành đánh lén nhằm ngăn cản Thiên Sư Giáo chúng ở nửa đường.
Cuộc chiến đấu còn đang tiến hành với khí thế hừng hực thì trên dưới khắp thành lại rơi vào một cuộc khủng hoảng rất lớn. Nghe đồn, mười vạn giáo binh do đích thân thủ lĩnh Ngô Thương chỉ huy, một khi Ngô Thương niệm chú, người nào cũng đao thương bất nhập.
Không chỉ những người dân sống ở đây bị tin tức làm cho khiếp sợ mà ngay cả các đại thần đi theo cũng hoảng sợ, nhiều người đã thuyết phục đế hậu nhân lúc giáo binh còn chưa tới thì mau đi tránh nạn trước.
Lưu Huệ nói rằng, sở dĩ trước đó tới đây là dựa vào Câu Dung, Bì Lăng cùng nơi đây cấu thành phòng tuyến tam giác, cho rằng không gì phá nổi. Hiện giờ phòng tuyến đã bị phá, nơi đây cũng đã ở trong nguy hiểm, huống chi số lượng binh lính phòng thủ còn xa mới bằng loạn binh Thiên Sư Giáo, tuy có Cao Dận và Lục Giản Chi đang chống đỡ, nhưng chỉ sợ cũng sẽ không thủ vững được bao lâu. Cách đó trăm dặm là huyện Vân, gần biển, có đảo lớn nhỏ rải rác, thời trẻ mình làm huyện lệnh nơi này, biết rõ địa hình, không bằng mau chóng lặng lẽ ra khỏi thành chạy đến huyện Vân đi lên đảo nhỏ để tránh né, mới là biện pháp an toàn nhất.
Ông ta nguyện lĩnh binh bảo vệ đế hậu đi ra ngoài đi hải đảo.
Đề nghị này bị Phùng Vệ ở lại trong thành phản đối, cho rằng trên biển không có gì để dựa vào, hơn nữa trên đường đi rất nguy hiểm, những giáo binh Thiên Sư giáo kia chỗ nào cũng có mặt, bất cứ lúc nào cũng có thể bị truy ra tung tích và tập kích, không bằng ở lại trong thành, mau chóng báo tin cho cho Cao tướng công, tin chắc rằng khi ông nhận được thì sẽ có sắp xếp an bài.
Lưu Huệ lúc đó cười lạnh, nói phản quân Kinh Châu thế như chẻ tre, Cao tướng công lúc này chỉ sợ bản thân cũng khó mà bảo toàn, chờ ông tới cứu thì thành trì ở đây có khi đã bị phá từ lâu rồi. Còn không bằng nhân lúc Cao Dận và Lục Giản Chi còn có thể chống đỡ được có đường có thể đi mà rời đi trước. Ngộ nhỡ chậm chân, bị bao vây, đến lúc đó muốn chạy thì không còn cơ hội nữa.
Hoàng đế bị mấy lời nói của ông ta làm cho sợ hãi, tức khắc hạ quyết tâm rời đi. Vào ban đêm, hoàng đế đổi sang y phục bình thường mang theo hoàng hậu và thái tử dưới sự bảo vệ của một vài quan viên nhân đêm tối lén lút bỏ mặc toà thành trì lại mà trốn đi.
Nhưng không ngờ rằng vừa mới đi ra ngoài còn chưa đến mấy chục dặm, trên nửa đường đi đụng phải mấy ngàn đệ tử Thiên sư giáo đang chạy tới Khúc A để gia nhập cuộc chiến.
Hoàng đế sợ tới mức ngã từ trong xe ngựa xuống đất.
Sau một trận chiến, Lưu Huệ không ngăn cản được chỉ đành bảo vệ đế hậu cùng một số quan viên trốn vào trong núi gần đó, khổ sở chống chọi đến nửa đêm, cuối cùng mới chờ được Cao Dận nghe tin mang binh tới cứu.
Cao Dận giết ra một đường máu, lại bởi vì trời tối hỗn loạn mà không may mắn bị trúng một mũi tên độc của đệ tử Thiên sư giáo, cố gắng chống đỡ hộ tống hoàng đế lúc ấy mặt cắt đã không còn giọt máu trở lại trong thành, độc khí công tâm, cả người đổ gục xuống.
Nhiệm vụ bảo vệ thành trì hoàn toàn giao lại cho Lục Giản Chi. Đối mặt với loạn binh Thiên sư giáo càng lúc càng tụ tập nhiều, y bị ép buộc phải rút quân trở về trong thành, dựa vào tường thành mà khổ sở chống đỡ.
Khúc A biến thành một toà thành bị bao vây.
Cuộc bao vây thành cũng đã tiến vào ngày thứ tư.
Mỗi lần trước khi Ngô Thương phát động một cuộc bao vây, ông ta sẽ luôn niệm chú và đưa những viên thuốc thần kỳ cho các tín chúng đệ tử được chọn làm đội tiên phong trên cơ sở được trời cho phép. Đệ tử uống viên thuốc này vào, trong thời gian ngắn ngủi sẽ không sợ chết, sức chiến đấu vô cùng kinh khủng.
Lục Giản Chi suất lĩnh binh lính thủ vững trên đầu tường thành, đẩy lùi các cuộc tấn công điên cuồng từ Thiên Sư Giáo hết lần này đến lần khác.
Vào chạng vạng hôm nay, tà dương như máu, chiếu đỏ những ngọn đồi và cánh đồng rộng lớn bằng phẳng bên ngoài thành phố.
Lục Giản Chi dẫn dắt quân coi giữ đã thủ vững tường thành suốt một ngày.
Ngô Thương dường như cũng sốt ruột, bắt đầu từ sáng sớm, thế tấn công của Thiên Sư Giáo giống như thuỷ triều hết đợt này đến đợt khác, không hề dừng lại.
Làn sóng đệ tử đầu tiên được điều động để tấn công thành đã chết, thì chẳng mấy chốc, sẽ có làn sóng thứ hai thay thế họ.
Làn sóng thứ hai chết, thì làn sóng thứ ba lại kéo đến, đầy khắp núi đồi, vô cùng vô tận, không nhìn thấy bất cứ một tia hy vọng sẽ kết thúc.
Mà quân coi giữ trên đầu tường thành lại chỉ là những chiến sĩ bình thường có thân xác máu thịt, dựa vào máu và hơi thở mà thủ vững cho tới giờ khắc này đã sắp đến cực hạn rồi.
Nhưng không có người nào rút lui.
Từ Lục Giản Chi cho đến tiểu binh bình thường nhất chịu trách nhiệm khuân vác lôi thạch, mọi người đều đã giết đến đỏ cả mắt. Chỉ cần không ngã xuống thì sẽ không có người nào lui về sau một bước.
Cao Dận hôn mê mấy ngày sáng nay vừa mới tỉnh lại, cũng đi lên đầu tường thành, đứng cùng với mấy binh lính vung đao lần lượt gi ết chết những giáo binh Thiên Sư giáo trèo đầu tường thành.
Ngay cả những người dân trong thành ban đầu còn kinh hãi cuối cùng cũng bị trận chiến bảo vệ thành trì bi tráng và anh dũng như thể ngày tận thế đã đến này lây nhiễm, không hề sợ hãi, hò hét, sôi nổi đi lên đầu tường thành gia nhập cuộc chiến với bình lính.
Dưới tường thành cao mấy thước, sau một ngày, thi thể chồng chất như núi, dần dần đã tiếp cận đỉnh thành.
Lại một đợt giáo chúng trong tiếng chém giết đã giẫm lên núi thi thể đi lên đầu tường thành, chen chúc như đàn kiến, người ở trên đầu tường thành sử dụng đao, kiếm, đá, tất cả vũ khí có được đập vào những cái đầu đen dày đặc đang tiếp tục trồi lên hết cái này đến cái khác.
……
Tiếng hò hét tiếng chém giết của Thiên Sư Giáo chúng đến từ bên ngoài thành từ sớm đến tối vẫn luôn không ngừng bay vào nha thự hành cung của Khúc A.
Hoàng đế và bách quan tụ tập ở giữa sảnh, sợ hãi run bần bật.
Tin nghe được tất cả đều là tin xấu.
Khi quan truyền lệnh mang tin tức mới nhất đến, nói thi thể dưới tường thành đã gần như ngang bằng với đầu tường thành rồi, Thiên Sư Giáo chúng đã sắp bước lên núi thi thể để leo tường thành, bách quan hoàn toàn biến đổi sắc mặt. Những người này bình thường quen sống trong nhung lụa ngay cả ngựa cũng không biết cưỡi đã không khống chế được răng va vào nhau cầm cập, hai chân nhũn như chi chi không thể đứng vững.
Sắc mặt hoàng đế xanh mét, bụm mặt khóc lóc:
– Cao tướng công đâu rồi? Lẽ nào ông ấy bị vây nhốt ở Kiến Khang? Nếu không tại sao đến lúc này ông ấy còn chưa tới cứu trẫm?
Bách quan nhìn nhau, lặng im một lát, dần dần, cũng không biết là ai dẫn đầu, có người bắt đầu khóc lóc theo hoàng đế.
Ngay khi trong đại sảnh tiếng khóc lóc không ngừng nghỉ, đột nhiên ở ngoài thành xa xa, từ một phương hướng không xác định, lại truyền đến một trận tiếng đánh nhau kịch liệt.
Thanh âm kia giống như sấm sét, lại tựa như thiên quân vạn mã mang theo lực lượng rung trời động đất, ở khắp nơi, từ tứ phương tám hướng cuồn cuộn tiến về phía tòa thành trì này.
Cao Ung Dung vốn dĩ vẫn luôn ngồi im lặng bên cạnh hoàng đế, lúc mà quân thần khóc lóc thảm thiết, chị ta cau mày, không nói gì. Đột nhiên nghe được động tĩnh khác thường phát ra từ bên ngoài thành, sắc mặt chị ta cũng trở nên tái nhợt.
Đã nhiều ngày, liên tục có đệ tử Thiên Sư Giáo từ nơi khác tới Khúc A, gia nhập giáo đầu tham gia cuộc chiến tấn công thành trì.
Đây là phần đáng sợ nhất của Thiên Sư Giáo.
Trước kia, thời điểm mà bách quan trong triều cùng với sĩ tộc danh sĩ tranh nhau thờ phụng Thiên Sư Giáo, có ai đã từng nghĩ đến sẽ phát sinh cục diện như hôm nay?
Tiếng khóc lóc ỉ ôi của quân và thần trong sảnh bị âm thanh vang dội kinh sợ này làm cho đột ngột dừng lại.
Sau một phút lặng im ngắn ngủi, tiếng khóc lại vang lên lần nữa.
Chiêm sự của Thái Tử tuổi già nước mắt cuồn cuộn đập cái đầu tóc bạc trắng của mình vào cây cột ở sảnh đường, trên trán đã chảy máu nhưng ông ta lại không có cảm giác gì, đau khổ phẫn nộ khóc lên:
– Trời xanh ơi, Đại Ngu ta từ khi Võ đế lập quốc tới nay, quốc tộ đã tồn tại một trăm năm mươi năm, lẽ nào ngày hôm nay lại bị huỷ trong tay loạn giáo này hay sao?
Ông ta vừa nghẹn ngào như thế, các đại thần nước mắt nước mũi giàn giụa đồng loạt quỳ xuống che mặt khóc rống lên.
– Bệ hạ —— bệ hạ ——
Một lúc sau, giữa những tiếng kêu khóc nối tiếp nhau, Phùng Vệ bên ngoài chạy vào, nét mặt mừng như điên, đẩy một đại thần đang khóc lóc ngăn đường mình ra, chạy tới trước mặt hoàng đế.
– Lý Mục lĩnh quân đuổi tới rồi, đang ở ngoài thành chiến đấu với loạn tặc. Cao tướng quân và Lục công tử cũng ra khỏi thành cùng nhau chiến đấu rồi.
– Bệ hạ, Khúc A được cứu rồi!
……
Rạng sáng, trận chiến kéo dài cả đêm cuối cùng cũng kết thúc.
Sau khi Ngô Thương ý thức được rằng không thể đánh bại Lý Mục ở đây, ông ta vội vàng mang theo môn đồ cùng đệ tử còn lại hốt hoảng bỏ trốn.
Trên cánh đồng bên ngoài thành Khúc A, sương sớm buổi sáng bồng bềnh, nơi nơi là thi thể đệ tử Thiên Sư Giáo, càng tới gần cửa thành, những gì nhìn thấy càng khiến người ta ghê sợ.
Thi thể giống như sâu bọ chồng chất lên nhau, dày đặc, đến gần cửa thành cũng không tìm được chỗ nào có thể đặt chân.
Mức độ chiến đấu kịch liệt đêm qua như thế nào có thể tưởng tượng ra được.
Các binh lính dưới sự chỉ huy của quan quân bắt đầu rửa sạch chiến trường.
Lý Mục vào thành, chiến bào oai nghiêm, kiếm còn vẩy máu, đi đến trước toà nha thự kia, dưới những ánh mắt gần như kính sợ của bách quan xung quanh còn đang kinh hãi, đi xuyên qua đại điện đi tới trước mặt hoàng đế, hạ bái với hoàng đế ngồi trên cao, nói:
– Thần Lý Mục, cứu giá chậm trễ, tội đáng chết vạn lần.
Hắn còn chưa nói xong, hoàng đế đã đứng lên bước chập choạng đến, ngón tay lạnh băng túm lấy cánh tay của hắn.
– Kính Thần, may mà trẫm còn có khanh. Khanh đã cứu trẫm trong nguy hiểm, trung trinh như thế, công lao siêu phàm như thế, dù là hàm Đại Tư Mã cũng không thể nào sánh được với công lao của khanh!
Hết chương 125
Trường An Kiến Khang về mặt địa lý được chia thành Tây Bắc và Đông Nam, ngay cả trước khi triều đình đi xuống phía Nam, khi khu vực Giang Hoài thông suốt, con đường núi qua lại giữa hai nơi có khoảng cách gần nhất cũng dài đến hơn hai ngàn dặm. Huống chi là hiện giờ, những khu vực đó vẫn nằm trong tay Bắc Hạ.
Con đường mà hắn có thể đi là con đường quân sự đã được mở ra khi hắn từ Nghĩa Thành đi về phía Bắc để tấn công Trường An.
Từ Trường An đến Nghĩa Thành đoạn đường này không có vấn đề, nhưng qua Nghĩa Thành, đến giáp giới Kinh Tương thì hắn lại gặp phải lựa chọn nơi nào để qua sông.
Hắn có hai lựa chọn.
Một là vòng qua Kinh Tương nơi có thế lực của Hứa Tiết, chọn tuyến đường đi Giang Bắc, dọc theo sông về phía Đông, tại Thái Thạch Lịch Dương vượt qua sông đi thẳng đến hạ lưu Kiến Khang.
Hai là trực tiếp đối mặt với Kinh Tương. Ở thượng du Giang Lăng vượt qua sông, rồi lại từ phía Đông của con sông đi xuống.
Hai con đường này đều có lợi và hại của nó.
Cái đầu tiên, có thể tránh được chiến tranh, nhìn hành trình có vẻ như được rút ngắn lại và mau chóng đến được Kiến Khang. Tuy nhiên Thái Thạch từ thời cổ đại đã là một bến phà lớn ở hạ du Trường Giang khác ngoài Kinh Khẩu. Lựa chọn ở chỗ này qua sông, quân đội hành quân đường dài, trên đường chắc chắn không thể che giấu được tai mắt trinh sát của Hứa Tiết, ông ta sẽ khống chế bến đò trước, phá huỷ bến đò, lại bố trí trọng binh ở phía bờ Nam của con sông ngăn cản hắn thuận lợi qua sông. Tới lúc đó, nếu không nuôi đủ thuyền, lại rơi vào trận đối chiến trường kỳ dai dẳng với quân đội của Hứa Tiết, điều đó sẽ phạm vào điều tối kỵ đối với binh gia khi gấp rút tiếp viện.
Huống chi, nếu như Hứa Tiết thật sự như hắn suy nghĩ nhân loạn Thiên sư giáo mà khởi binh mưu phản, vậy thì trước khi ông ta mưu phản, ông ta không thể nào không nghĩ đến sự tồn tại một biến số là mình, vô cùng có khả năng vào lúc hắn vừa mới rút quân đi về phía Nam thì sẽ gia tăng cản trở.
Một trận chiến trên đường không thể tránh được.
So với qua sông ngay tại hạ du trong vị trí địa lý không thuận lợi vào kéo dài trận ác chiến với ông ta, không bằng đánh bất ngờ trực tiếp tấn công Kinh Tương, phá Tương Dương, lấy Võ Ninh, từ bến đò Giang Lăng mà qua sông.
Cho nên đêm đó, hắn cùng Tưởng Thao sau khi bàn bạc thống nhất xong đã mau chóng đưa ra quyết định, ngay sau đó triệu tập cấp dưới, nói rõ tình huống, để lại quân coi giữ, bàn giao tất cả mọi việc còn lại cho đám Tưởng Thao và Tôn Phóng Chi, sau đó lĩnh đại quân đi xuống phía Nam.
Quả đúng như hắn đã dự đoán, đại quân vừa qua Nghĩa Thành hoàn thành tiếp viện lương thảo chưa đến hai ngày, chưa tiến vào địa giới Kinh Tương thì đã đụng phải quân đội Kinh Tương và quân đội Bắc Hạ cùng tấn công hai mặt.
Quân đội Kinh Tương dĩ nhiên là nghe theo mệnh lệnh của Hứa Tiết ngăn cản bước tiến xuống phía Nam của hắn, muốn ngăn chặn hắn ở tại nơi này.
Hứa Tiết luôn có thủ đoạn chặt chẽ độc ác. Ông ta biết rõ Lý Mục không dễ đối phó, vì vậy để đảm bảo an toàn, ông ta đã phái người đem tin tức mình hiện giờ đang đối địch với triều đình và Lý Mục ít ngày nữa sẽ nam hạ cho người Yết biết.
Đúng như ông ta đã tính toán, Bắc Hạ cũng đang kiêng kị Lý Mục, biết hắn muốn đánh Quan Trung, kế tiếp sẽ từ phía Đông ra Đồng Quan tiến thẳng về Lạc Dương. Nhận được tin tức, họ làm sao chịu từ bỏ cơ hội để tiêu diệt hắn?
Cứ như vậy, hai đạo quân từng đánh nhau sinh tử, lần này vì đối mặt kẻ thù chung mà từ bỏ đối đầu quay sang hợp tác với nhau, một Nam một Đông hai mặt giáp công hỗ trợ nhau bám chặt bước tiến tiếp tục xuống phía Nam của Lý Mục, nhất thời làm cho hắn không thể nào thoát khỏi được.
Đội quân người Yết trú tại Nam Dương này là do một tông thất từng phụ thuộc rất nhiều vào hoàng đế Bắc Hạ suất lĩnh. Bởi vì Nam Dương gần Kinh Tương, lại một lần nữa rơi vào tay Nam Triều, sau khi đoạt lại được, hoàng đế Bắc Hạ cực kỳ coi trọng, phái người đến đây trấn thủ, cứ cách vài hôm sẽ có người mang tin tức đưa công văn lui tới giữa Lạc Dương và Nam Dương.
Lý Mục đầu tiên là phái mật thám lẻn vào Nam Dương, tung tin khắp nơi rằng hoàng đế Bắc Yến Mộ Dung Tây đã phái quân tấn công Lạc Dương để trả thù, tiếp đó phái người mai phục bên cạnh trạm dịch, chặn được một bản công văn từ Lạc Dương truyền đến Nam Dương, sau khi lấy được mẫu sáp và ấn giám đã làm giả điều lệnh, nói rằng đại quân Bắc Yến đang đến gần, Lạc Dương đang gặp nguy hiểm, hoàng đế triệu y lập tức chạy về Lạc Dương để thương nghị tình hình quân sự.
Từ sau khi Mộ Dung Tây xưng đế ở Yến quận và khôi phục lại Yến quốc, Bắc Hạ luôn đề phòng Mộ Dung thị báo thù. Tông thất này vốn dĩ đã bị tin tức kia làm cho bất an, đã phái người đi Lạc Dương để dò hỏi, nhưng bởi vì khoảng cách hai vùng nên chưa nhận được hồi âm, nay đột nhiên nhận được một đạo điều lệnh như thế, trong lòng nóng như lửa đốt, trong khoảng thời gian ngắn làm sao nghĩ ra được đây là kế điệu hổ ly sơn của Lý Mục, đã lập tức rút binh, để lại người ở lại đóng giữ Nam Dương, mình thì vội vàng chạy đến Lạc Dương.
……..
Bắc Hạ vừa lui binh, Lý Mục lập tức chia binh làm hai đường, một đường bất động tại chỗ, tiếp tục duy trì tình trạng đối đầu kéo dài, che mắt bám giữ Kinh Châu, một đường khác suốt đêm lựa chọn tuyến đường vòng lặng lẽ vòng tới sau lưng quân Kinh Châu. Điều binh xong, hắn lập tức phát động tấn công.
Người phụ trách canh giữ Kinh Châu tên là Hứa Không, là huynh đệ trong tộc Hứa Tiết, không hề biết Bắc Hạ đã rút binh, đột nhiên bị Lý Mục đánh chính diện, làm sao mà ngăn cản được?
Lý Mục mang danh chiến thần, toàn bộ quân phủ Kinh Châu từ trên xuống dưới không ai là không biết. Y từ lâu đã sợ Lý Mục, thấy sắp bị thua trận, nghĩ đến nhiệm vụ lớn nhất lần này của mình chính là giữ Tương Dương, ngăn chặn bám trụ Lý Mục ở Giang Bắc, không cho hắn từ Giang Lăng vượt qua sông. Mà muốn đến bến đò Giang Lăng thì cần phải đi qua Tương Dương.
Thấy tình thế không ổn, y lập tức tính toán rút quân vào trong thành, dùng thủ thành ngăn cản Lý Mục tiến quân về phía Nam. Dựa vào khả năng phòng thủ thành vững chắc của Tương Dương, cộng thêm quân coi giữ mình đang có, cho dù Lý Mục có thần võ đến mấy thì trong khoảng thời gian ngắn muốn công phá thành cũng không phải chuyện dễ dàng.
Ngay vào lúc Hứa Không chỉ huy lui binh, tính toán rút vào trong thành thì phía sau lại giết ra một đội quân, chặt đứt đường lui của quân đội Kinh Châu.
Trong tình trạng tiền hậu đều bị tấn công, chiến sự đã kết thúc một cách không hề bất ngờ chút nào.
Không giống như những tướng lĩnh cấp cao sẵn sàng phục vụ Hứa Tiết với lòng trung thành, trong quân phủ Kinh Châu có rất nhiều quan binh tầng trung và hạ vốn luôn mang lòng bất mãn và phản cảm với Hứa Tiết, hôm nay lại bị bại trận, rơi vào đường cùng, cũng không cần Lý Mục nói lời nào đã lần lượt đầu hàng, giết Hứa Không, gia nhập với Lý Mục cùng giết về Tương Dương.
Trước đó Hứa Không chỉ để lại hai ngàn người thủ thành. Quan binh trong thành thấy đại quân của Lý Mục đã giết đến dưới thành, Hứa Không cũng đã chết, làm sao còn ý chí bám trụ thành nữa. Rất nhanh, toà thành trì từng được Hứa Tiết đắc ý xưng là “Đệ nhất pháo đài thượng du” đã bị phá mở.
Lý Mục nhanh gọn lấy được Tương Dương, ba ngày sau lại lấy Võ Ninh, đại quân lập tức tiến đến bến đò Giang Lăng ở bờ Bắc Trường Giang.
Bến đò Giang Lăng là con đường mà quân đội của Hứa Tiết đi lại giữa Nam và Bắc, dùng để chuyển quân đã được chuẩn bị trong nhiều năm, Lý Mục thuận lợi qua sông, lập tức dẫn quân đi theo phía đông của con sông, cuối cùng vào mấy ngày trước đã đuổi kịp Dương Tuyên suất lĩnh phản quân dừng ở Đương Đồ.
Hai bên khai chiến. Quân phản loạn quân tâm tan rã, bị đánh tan tác, Lý Mục cũng không truy đuổi theo, thấy lối đi đã nhường liền tiếp tục lên đường.
Cuối cùng vào ngày hôm nay, hắn đã dẫn đầu đội quân đã đi một chặng đường dài và đến Kiến Khang.
……
Tây bắc Kiến Khang, trong quân doanh ngoại thành huyện Giang Thừa, lúc này, quân y đang thay thuốc cho vết thương do mũi tên trên ngực Hứa Tiết. Dù bị thương suýt chết nhưng Hứa Tiết vẫn mỉm cười, nằm đó nói cười với các tướng xung quanh, tâm trạng rất vui vẻ.
Ông ta vừa mới nhận được tin tức do thám tử dùng khoái mã truyền về, trước đó, trên đường cách cửa nam Kiến Khang chỉ mấy chục dặm, đã phát hiện có một đạo quân đang chạy về hướng Kiến Khang.
Bởi vì khoảng cách có chút xa nên không nhìn thấy rõ cờ hiệu. Nhưng mà đó nhất định là quân đội của Dương Tuyên rồi. Thám tử nghĩ đến Hứa Tiết mấy ngày nay nóng lòng chờ đợi tin tức về đại quân của Dương Tuyên, sốt ruột trở về báo tin, vì vậy đã nhờ một đồng đội ở lại nghênh đón, mình thì phóng ngựa quay về muốn thông báo tin tức tốt này trước.
Hứa Tiết lúc ấy cười rất to, lập tức phái một phó tướng thay mình đi nghênh đón. Sau khi băng bó xong vết thương rồi, ông ta cũng sốt ruột không chờ được đứng lên cùng với tả hữu sải bước đi ra ngoài viên môn quân doanh, tự mình chờ Dương Tuyên đến.
Mọi người đi theo bên cạnh ông ta, trên mặt tươi cười, tranh nhau bày tỏ lòng trung thành, nói rằng trận chiến tiếp theo không chỉ lấy được Kiến Khang, mà còn phải bắt sống Cao Kiệu để báo thù cho mũi tên của ông ấy.
Đang lúc cười cười nói nói thì thấy phó tướng vừa mới phái đi đã cưỡi ngựa chạy về như điên.
Nụ cười trên mặt Hứa Tiết dần dần biến mất. Ông ta nhìn chằm chằm vào bóng dáng phó tướng càng lúc càng gần, trong lòng bỗng xẹt qua một tia bất an.
Phó tướng kia từ xa nhìn thấy Hứa Tiết ở trên lưng ngựa hô to đứt cả họng:
– Tư Đồ, không xong rồi. Là Lý Mục đưa quân về rồi! Quân đội triều đình đang tấn công tới, sắp tới đây rồi.
Ý cười còn sót lại trên mặt Hứa Tiết hoàn toàn đóng băng.
Ông ta nhìn chằm chằm vào hướng phía sau phó tướng kia, vẻ mặt của trở nên cực kỳ cứng nhắc ngay lập tức.
Giống như sét đánh giữa trời quang, các tướng lĩnh kia vừa rồi còn đang tranh nhau nói năng hùng hồn đều bị tin tức bất ngờ này làm cho mồm há hốc mắt trợn ngược.
Bên tai, dường như nghe được tiếng hò hét chém giết theo gió từ xa truyền đến.
Mọi người nhìn nhau.
Hứa Tiết đột ngột quay người lại.
– Truyền lệnh – lập tức bày trận, chuẩn bị đón địch!
Nơi viên môn đột nhiên phát ra một tiếng gầm chói tai. Thanh âm này tràn đầy tức giận, chấn động toàn bộ quân doanh, chấn động cả một đàn chim đậu ngoài đồng tìm hạt cỏ phía xa cũng ngơ ngác tung cánh bay đi.
……
Khi Lý Mục tiến vào Kiến Khang, hắn ngay lập tức tiếp quản quân đội triều đình do Cao Kiệu chỉ huy.
Từ trên xuống dưới, không một ai tỏ vẻ dị nghị.
Trận chiến diễn ra trên chiến trường phía Tây Bắc Kiến Khang này sẽ rất nhanh liền kết thúc.
Phản quân giống như bị mộng du bị giết đến vứt bỏ mũ giáp, bị đánh tan tác, vứt thương quỳ xuống đất xin hàng. Vết thương do tên bắn trước ngực Hứa Tiết vỡ ra, máu chảy không ngừng, được thân tín hộ tống trốn về hướng Tuyên Thành, nửa đường đi thấy truy binh đuổi theo phía sau, lúc cùng đường thì Dương Tuyên dẫn quân đuổi tới, chặn đường lui cho ông ta, bấy giờ Hứa Tiết mới có thể thoát thân được, chật vật bỏ chạy về Tuyên Thành.
Mây đen bao phủ bầu trời Kiến Khang nhiều ngày đã tan biến, cuối cùng trên khuôn mặt mệt mỏi đầy máu của binh lính cũng lộ ra vẻ nhẹ nhõm hiếm thấy.
Tuy nhiên, cùng lúc đó, tại Khúc A cách nơi này mấy trăm dặm lại mây đen mù sương, mọi người đều gặp nguy hiểm.
Mấy ngày trước, từ sau khi Bì Lăng bị Thiên Sư giáo công phá, vận rủi cũng theo đó mà rơi xuống toà thành trí vốn dĩ được cho rằng rất an toàn này.
Cao Dận và Lục Giản Chi lần lượt dẫn hai quân coi giữ mà thiết lập thế sừng trên đường Thiên sư giáo tấn công Khúc A, tiến hành đánh lén nhằm ngăn cản Thiên Sư Giáo chúng ở nửa đường.
Cuộc chiến đấu còn đang tiến hành với khí thế hừng hực thì trên dưới khắp thành lại rơi vào một cuộc khủng hoảng rất lớn. Nghe đồn, mười vạn giáo binh do đích thân thủ lĩnh Ngô Thương chỉ huy, một khi Ngô Thương niệm chú, người nào cũng đao thương bất nhập.
Không chỉ những người dân sống ở đây bị tin tức làm cho khiếp sợ mà ngay cả các đại thần đi theo cũng hoảng sợ, nhiều người đã thuyết phục đế hậu nhân lúc giáo binh còn chưa tới thì mau đi tránh nạn trước.
Lưu Huệ nói rằng, sở dĩ trước đó tới đây là dựa vào Câu Dung, Bì Lăng cùng nơi đây cấu thành phòng tuyến tam giác, cho rằng không gì phá nổi. Hiện giờ phòng tuyến đã bị phá, nơi đây cũng đã ở trong nguy hiểm, huống chi số lượng binh lính phòng thủ còn xa mới bằng loạn binh Thiên Sư Giáo, tuy có Cao Dận và Lục Giản Chi đang chống đỡ, nhưng chỉ sợ cũng sẽ không thủ vững được bao lâu. Cách đó trăm dặm là huyện Vân, gần biển, có đảo lớn nhỏ rải rác, thời trẻ mình làm huyện lệnh nơi này, biết rõ địa hình, không bằng mau chóng lặng lẽ ra khỏi thành chạy đến huyện Vân đi lên đảo nhỏ để tránh né, mới là biện pháp an toàn nhất.
Ông ta nguyện lĩnh binh bảo vệ đế hậu đi ra ngoài đi hải đảo.
Đề nghị này bị Phùng Vệ ở lại trong thành phản đối, cho rằng trên biển không có gì để dựa vào, hơn nữa trên đường đi rất nguy hiểm, những giáo binh Thiên Sư giáo kia chỗ nào cũng có mặt, bất cứ lúc nào cũng có thể bị truy ra tung tích và tập kích, không bằng ở lại trong thành, mau chóng báo tin cho cho Cao tướng công, tin chắc rằng khi ông nhận được thì sẽ có sắp xếp an bài.
Lưu Huệ lúc đó cười lạnh, nói phản quân Kinh Châu thế như chẻ tre, Cao tướng công lúc này chỉ sợ bản thân cũng khó mà bảo toàn, chờ ông tới cứu thì thành trì ở đây có khi đã bị phá từ lâu rồi. Còn không bằng nhân lúc Cao Dận và Lục Giản Chi còn có thể chống đỡ được có đường có thể đi mà rời đi trước. Ngộ nhỡ chậm chân, bị bao vây, đến lúc đó muốn chạy thì không còn cơ hội nữa.
Hoàng đế bị mấy lời nói của ông ta làm cho sợ hãi, tức khắc hạ quyết tâm rời đi. Vào ban đêm, hoàng đế đổi sang y phục bình thường mang theo hoàng hậu và thái tử dưới sự bảo vệ của một vài quan viên nhân đêm tối lén lút bỏ mặc toà thành trì lại mà trốn đi.
Nhưng không ngờ rằng vừa mới đi ra ngoài còn chưa đến mấy chục dặm, trên nửa đường đi đụng phải mấy ngàn đệ tử Thiên sư giáo đang chạy tới Khúc A để gia nhập cuộc chiến.
Hoàng đế sợ tới mức ngã từ trong xe ngựa xuống đất.
Sau một trận chiến, Lưu Huệ không ngăn cản được chỉ đành bảo vệ đế hậu cùng một số quan viên trốn vào trong núi gần đó, khổ sở chống chọi đến nửa đêm, cuối cùng mới chờ được Cao Dận nghe tin mang binh tới cứu.
Cao Dận giết ra một đường máu, lại bởi vì trời tối hỗn loạn mà không may mắn bị trúng một mũi tên độc của đệ tử Thiên sư giáo, cố gắng chống đỡ hộ tống hoàng đế lúc ấy mặt cắt đã không còn giọt máu trở lại trong thành, độc khí công tâm, cả người đổ gục xuống.
Nhiệm vụ bảo vệ thành trì hoàn toàn giao lại cho Lục Giản Chi. Đối mặt với loạn binh Thiên sư giáo càng lúc càng tụ tập nhiều, y bị ép buộc phải rút quân trở về trong thành, dựa vào tường thành mà khổ sở chống đỡ.
Khúc A biến thành một toà thành bị bao vây.
Cuộc bao vây thành cũng đã tiến vào ngày thứ tư.
Mỗi lần trước khi Ngô Thương phát động một cuộc bao vây, ông ta sẽ luôn niệm chú và đưa những viên thuốc thần kỳ cho các tín chúng đệ tử được chọn làm đội tiên phong trên cơ sở được trời cho phép. Đệ tử uống viên thuốc này vào, trong thời gian ngắn ngủi sẽ không sợ chết, sức chiến đấu vô cùng kinh khủng.
Lục Giản Chi suất lĩnh binh lính thủ vững trên đầu tường thành, đẩy lùi các cuộc tấn công điên cuồng từ Thiên Sư Giáo hết lần này đến lần khác.
Vào chạng vạng hôm nay, tà dương như máu, chiếu đỏ những ngọn đồi và cánh đồng rộng lớn bằng phẳng bên ngoài thành phố.
Lục Giản Chi dẫn dắt quân coi giữ đã thủ vững tường thành suốt một ngày.
Ngô Thương dường như cũng sốt ruột, bắt đầu từ sáng sớm, thế tấn công của Thiên Sư Giáo giống như thuỷ triều hết đợt này đến đợt khác, không hề dừng lại.
Làn sóng đệ tử đầu tiên được điều động để tấn công thành đã chết, thì chẳng mấy chốc, sẽ có làn sóng thứ hai thay thế họ.
Làn sóng thứ hai chết, thì làn sóng thứ ba lại kéo đến, đầy khắp núi đồi, vô cùng vô tận, không nhìn thấy bất cứ một tia hy vọng sẽ kết thúc.
Mà quân coi giữ trên đầu tường thành lại chỉ là những chiến sĩ bình thường có thân xác máu thịt, dựa vào máu và hơi thở mà thủ vững cho tới giờ khắc này đã sắp đến cực hạn rồi.
Nhưng không có người nào rút lui.
Từ Lục Giản Chi cho đến tiểu binh bình thường nhất chịu trách nhiệm khuân vác lôi thạch, mọi người đều đã giết đến đỏ cả mắt. Chỉ cần không ngã xuống thì sẽ không có người nào lui về sau một bước.
Cao Dận hôn mê mấy ngày sáng nay vừa mới tỉnh lại, cũng đi lên đầu tường thành, đứng cùng với mấy binh lính vung đao lần lượt gi ết chết những giáo binh Thiên Sư giáo trèo đầu tường thành.
Ngay cả những người dân trong thành ban đầu còn kinh hãi cuối cùng cũng bị trận chiến bảo vệ thành trì bi tráng và anh dũng như thể ngày tận thế đã đến này lây nhiễm, không hề sợ hãi, hò hét, sôi nổi đi lên đầu tường thành gia nhập cuộc chiến với bình lính.
Dưới tường thành cao mấy thước, sau một ngày, thi thể chồng chất như núi, dần dần đã tiếp cận đỉnh thành.
Lại một đợt giáo chúng trong tiếng chém giết đã giẫm lên núi thi thể đi lên đầu tường thành, chen chúc như đàn kiến, người ở trên đầu tường thành sử dụng đao, kiếm, đá, tất cả vũ khí có được đập vào những cái đầu đen dày đặc đang tiếp tục trồi lên hết cái này đến cái khác.
……
Tiếng hò hét tiếng chém giết của Thiên Sư Giáo chúng đến từ bên ngoài thành từ sớm đến tối vẫn luôn không ngừng bay vào nha thự hành cung của Khúc A.
Hoàng đế và bách quan tụ tập ở giữa sảnh, sợ hãi run bần bật.
Tin nghe được tất cả đều là tin xấu.
Khi quan truyền lệnh mang tin tức mới nhất đến, nói thi thể dưới tường thành đã gần như ngang bằng với đầu tường thành rồi, Thiên Sư Giáo chúng đã sắp bước lên núi thi thể để leo tường thành, bách quan hoàn toàn biến đổi sắc mặt. Những người này bình thường quen sống trong nhung lụa ngay cả ngựa cũng không biết cưỡi đã không khống chế được răng va vào nhau cầm cập, hai chân nhũn như chi chi không thể đứng vững.
Sắc mặt hoàng đế xanh mét, bụm mặt khóc lóc:
– Cao tướng công đâu rồi? Lẽ nào ông ấy bị vây nhốt ở Kiến Khang? Nếu không tại sao đến lúc này ông ấy còn chưa tới cứu trẫm?
Bách quan nhìn nhau, lặng im một lát, dần dần, cũng không biết là ai dẫn đầu, có người bắt đầu khóc lóc theo hoàng đế.
Ngay khi trong đại sảnh tiếng khóc lóc không ngừng nghỉ, đột nhiên ở ngoài thành xa xa, từ một phương hướng không xác định, lại truyền đến một trận tiếng đánh nhau kịch liệt.
Thanh âm kia giống như sấm sét, lại tựa như thiên quân vạn mã mang theo lực lượng rung trời động đất, ở khắp nơi, từ tứ phương tám hướng cuồn cuộn tiến về phía tòa thành trì này.
Cao Ung Dung vốn dĩ vẫn luôn ngồi im lặng bên cạnh hoàng đế, lúc mà quân thần khóc lóc thảm thiết, chị ta cau mày, không nói gì. Đột nhiên nghe được động tĩnh khác thường phát ra từ bên ngoài thành, sắc mặt chị ta cũng trở nên tái nhợt.
Đã nhiều ngày, liên tục có đệ tử Thiên Sư Giáo từ nơi khác tới Khúc A, gia nhập giáo đầu tham gia cuộc chiến tấn công thành trì.
Đây là phần đáng sợ nhất của Thiên Sư Giáo.
Trước kia, thời điểm mà bách quan trong triều cùng với sĩ tộc danh sĩ tranh nhau thờ phụng Thiên Sư Giáo, có ai đã từng nghĩ đến sẽ phát sinh cục diện như hôm nay?
Tiếng khóc lóc ỉ ôi của quân và thần trong sảnh bị âm thanh vang dội kinh sợ này làm cho đột ngột dừng lại.
Sau một phút lặng im ngắn ngủi, tiếng khóc lại vang lên lần nữa.
Chiêm sự của Thái Tử tuổi già nước mắt cuồn cuộn đập cái đầu tóc bạc trắng của mình vào cây cột ở sảnh đường, trên trán đã chảy máu nhưng ông ta lại không có cảm giác gì, đau khổ phẫn nộ khóc lên:
– Trời xanh ơi, Đại Ngu ta từ khi Võ đế lập quốc tới nay, quốc tộ đã tồn tại một trăm năm mươi năm, lẽ nào ngày hôm nay lại bị huỷ trong tay loạn giáo này hay sao?
Ông ta vừa nghẹn ngào như thế, các đại thần nước mắt nước mũi giàn giụa đồng loạt quỳ xuống che mặt khóc rống lên.
– Bệ hạ —— bệ hạ ——
Một lúc sau, giữa những tiếng kêu khóc nối tiếp nhau, Phùng Vệ bên ngoài chạy vào, nét mặt mừng như điên, đẩy một đại thần đang khóc lóc ngăn đường mình ra, chạy tới trước mặt hoàng đế.
– Lý Mục lĩnh quân đuổi tới rồi, đang ở ngoài thành chiến đấu với loạn tặc. Cao tướng quân và Lục công tử cũng ra khỏi thành cùng nhau chiến đấu rồi.
– Bệ hạ, Khúc A được cứu rồi!
……
Rạng sáng, trận chiến kéo dài cả đêm cuối cùng cũng kết thúc.
Sau khi Ngô Thương ý thức được rằng không thể đánh bại Lý Mục ở đây, ông ta vội vàng mang theo môn đồ cùng đệ tử còn lại hốt hoảng bỏ trốn.
Trên cánh đồng bên ngoài thành Khúc A, sương sớm buổi sáng bồng bềnh, nơi nơi là thi thể đệ tử Thiên Sư Giáo, càng tới gần cửa thành, những gì nhìn thấy càng khiến người ta ghê sợ.
Thi thể giống như sâu bọ chồng chất lên nhau, dày đặc, đến gần cửa thành cũng không tìm được chỗ nào có thể đặt chân.
Mức độ chiến đấu kịch liệt đêm qua như thế nào có thể tưởng tượng ra được.
Các binh lính dưới sự chỉ huy của quan quân bắt đầu rửa sạch chiến trường.
Lý Mục vào thành, chiến bào oai nghiêm, kiếm còn vẩy máu, đi đến trước toà nha thự kia, dưới những ánh mắt gần như kính sợ của bách quan xung quanh còn đang kinh hãi, đi xuyên qua đại điện đi tới trước mặt hoàng đế, hạ bái với hoàng đế ngồi trên cao, nói:
– Thần Lý Mục, cứu giá chậm trễ, tội đáng chết vạn lần.
Hắn còn chưa nói xong, hoàng đế đã đứng lên bước chập choạng đến, ngón tay lạnh băng túm lấy cánh tay của hắn.
– Kính Thần, may mà trẫm còn có khanh. Khanh đã cứu trẫm trong nguy hiểm, trung trinh như thế, công lao siêu phàm như thế, dù là hàm Đại Tư Mã cũng không thể nào sánh được với công lao của khanh!
Hết chương 125