Mùa Xuân Của Công Tử Bột
Chương 20
Ấn tượng của Diêu Viễn về bà chỉ có hai điều, một là lúc bé bà lau tóc cho nó, mạnh đến mức mặt nó đau theo. Hai là lần trước về thăm, bà mỉm cười ngồi vá áo cho nó, bảo nó rằng, "Diêu Viễn à, có bạn gái nhớ dắt về cho bà xem mặt nhé."
Nó đứng trước di ảnh của bà, cảm thấy mọi thứ sao mà lạ lẫm, cái chết cách nó rất đỗi xa xôi, nếu không phải xảy ra đối với những người nó không quá gần gũi, thì cũng xảy ra lúc nó còn chưa hiểu chuyện. Bên cạnh có ai nói gì với nó, Diêu Viễn gật đầu trong vô thức, nó biết là bà ra đi rất nhẹ nhàng.
Hôm ấy mấy ông bạn của ba Đàm Duệ Khang đến thăm bà, còn mang biếu thứ gì đấy, bà bèn vội vàng hái cây đậu dưới mái hiên, định bụng xào đậu đãi khách dùng bữa, trò chuyện về ba của Đàm Duệ Khang, đầu bà ngả thấp dần sau mỗi câu nói, tựa vào bên khung cửa, rồi không nói gì nữa, nụ cười còn đọng trên mặt, cứ thế thanh thản ra đi.
Cái chết không đau đớn, không bệnh tật, hưởng thọ tám mươi bảy tuổi, có thể nói là chết lành.
Linh cữu được đưa đến nhà tang lễ trong thị trấn để đông lạnh, thời tiết nóng nực không thể để quan tài ở nhà, mấy người bạn của ba Đàm Duệ Khang cũng có mặt giúp đỡ, hôm bà mất chính họ đã mời người về khâm liệm cho bà.
Áo liệm, quan tài, phí mai táng, hết thảy đều được bà lo liệu chu đáo lúc sinh tiền, bà còn mời người về may áo liệm cho mình, cười vui vẻ mặc thử, không kiêng ky gì hết, soi gương ngắm nghía tỉ mỉ, rồi với về người đàn bà đưa áo liệm tới rằng, "Thêm cho bà một cái đai lưng đi, vậy là bà có thể mặc áo đẹp đi gặp ông nó rồi."
Hồi đó trong làng ai cũng bảo bà suy nghĩ thoáng, sống lạc quan yêu đời. Diêu Viễn nghe kể mà cũng không nhịn được, nở nụ cười.
Mắt Đàm Duệ Khang đỏ au, anh tất bật trước sau, mời người đến dựng rạp, thuê mấy cái quạt máy, loay hoay mời bà con láng giềng đến phúng viếng ngồi trong rạp uống trà, hầu chuyện. Hồi còn sống ông bà giúp đỡ không ít người, nên giờ người ta cứ lũ lượt kéo tới.
Lúc không có ai, Đàm Duệ Khang ngồi lặng lẽ trong rạp, ngẩn người ra, mắt hoen đỏ.
Diêu Viễn biết trong lòng anh khó chịu, lại không biết phải làm gì cho anh, một hồi sau nó đến bên cạnh Đàm Duệ Khang, nói.
"Nè."
Đàm Duệ Khang "?"
Diêu Viễn ấn khởi động máy PSONE, nói, "Cho anh coi cái này."
Đàm Duệ Khang dán mắt lại nhìn, Diêu Viễn ấn mấy cái, con Sonic siêu tốc trên màn hình cuộn tròn vo, nhảy qua vách núi, ầm một tiếng phun ra lửa, cán con quái vật dẹp lép như con tép.
Diêu Viễn nói, "Nó còn nhảy múa được nữa, anh coi nè."
Con Sonic trên màn hình ăn trái táo xong nhảy loi choi loi choi, Diêu Viễn cau mày, "Cơ mà em bị mắc kẹt ở đây. Chơi màn này cứ bị kẹt hoài, bực ghê."
Đàm Duệ Khang cầm PSONE, chỗ Diêu Viễn bị kẹt anh cũng qua không được, hai đứa chụm đầu lại ấn tạch tạch tạch tạch, hồi sau có khách tới, Diêu Viễn chủ động đứng dậy đi đón khách, còn Đàm Duệ Khang ngồi một góc chơi Sonic siêu tốc đại chiến.
Tròn một giờ sau, Đàm Duệ Khang thở phào một hơi, cười bảo, "Qua rồi nè!"
Qua là được rồi, Diêu Viễn nhận lại máy điện tử, lòng mừng khấp khởi, tỏ ý bảo anh đi tiếp khách, Đàm Duệ Khang rửa mặt xong ra ngồi xuống châm trà.
Hôm sau người đến còn đông hơn, Diêu Viễn tiếp hết lớp này đến lớp khác, nó rên, "Sao nhiều người dữ vậy trời."
Đàm Duệ Khang bảo, "Lúc ông cả mất mới gọi là đông." Diêu Viễn thắc mắc, "Sao khi ấy không gọi em về?"
Đàm Duệ Khang đi xếp vòng hoa, trả lời, "Lúc đó em đang chuẩn bị thi lên cấp hai, không thể làm em phân tâm."
Diêu Viễn nhìn Đàm Duệ Khang vất vả như vậy, bản thân mình thì lại không giúp ích được gì, bèn nói thẳng ra, "Em đã đến đây rồi, em nên làm gì đó chứ?"
"Để em làm cho." Diêu Viễn nói.
Đàm Duệ Khang đáp, "Em đừng bị trúng nắng là anh đã cảm ơn trời đất rồi." Diêu Viễn, "..."
Đàm Duệ Khang cười cười, kêu nó ngồi xuống lo việc nhận phúng điếu, anh nói, "Em ghi chép phúng điếu đi."
Diêu Viễn không biết nói tiếng địa phương, thế là cắm cúi vào quyển vở, thu nhận đồ phúng điếu của người khác. Đàm Duệ Khang đi kiếm vải đen, chuẩn bị đồ tang, làm cái băng tang đeo trên tay nó, anh nghiêm nghị nói, "Tiểu Viễn, ông bà không có cháu nội, anh là chi thứ, em là cháu ngoại, hai đứa mình đều cách nhau một bậc, giờ không phân chia rõ ràng ai với ai, cả hai đều là cháu ruột, cùng để tang cho bà."
Diêu Viễn dạ một tiếng, cất tiền cẩn thận, rồi nghiêng người để Đàm Duệ Khang đeo băng tang, Đàm Duệ Khang dạy nó ghi chép lại đồ phúng điếu rõ ràng, sau này còn phải trả lại cho người ta món ân tình này.
Hai đứa bận bịu đến đêm hôm khuya khoắt, ngoài kia tắt đèn tối om om, bầu trời đầy sao lại hiện lên, Đàm Duệ Khang xếp bàn vuông ghế gỗ chồng lên nhau, bày một cái giường lưới thép ở trong góc rạp, trải chiếu ra, rồi chụm đầu với Diêu Viễn tính toán, ghi chép đồ phúng điếu xong, mới coi như kết thúc một ngày.
Trong góc rạp yên tĩnh, hai đứa đốt thuốc, Diêu Viễn tựa vào vai Đàm Duệ Khang, nhìn di ảnh bà ngoại ở chính giữa, khẽ lẩm bẩm, "Sao anh biết làm hết những việc này?"
Đàm Duệ Khang chăm chú nhìn điếu thuốc trên tay, hỏi lại, "Việc gì?"
Diêu Viễn đáp, "Phát tang, liên hệ bên nhà tang lễ, nhận đồ phúng điếu vân vân các thứ."
Đàm Duệ Khang mỉm cười, nghiêng đầu nhìn nó, thì thầm, "Khó hiểu lắm đúng không? Một ngày nào đó em cũng sẽ như anh thôi."
Diêu Viễn nói, "Em..."
Diêu Viễn thầm suy nghĩ một hồi, quả thực một ngày nào đấy nó cũng phải đối mặt với chuyện này, một ngày nào đấy Triệu Quốc Cương đi về cõi vĩnh hằng, nó sẽ phải làm những việc tương tự, đích thân lo liệu tang sự, nhưng nó lại chẳng biết làm gì cả, ngay cả số điện thoại nhà tang lễ cũng chẳng biết.
Đàm Duệ Khang bỗng nhiên ngẩn người ra nói, "Hồi ba anh mất, anh cũng nghĩ như em hiện tại, mình phải làm gì bây giờ? Anh phải đưa tiễn ba mình đến nơi an nghỉ cuối cùng, tổ chức tang lễ cho ông ấy, nhưng đâu có ai dạy anh phải làm thế nào, không ai cả. Anh chỉ có thể hỏi khắp xung quanh xem mình cần phải làm gì, hỏi bà cả, hỏi hàng xóm, dần dần cũng biết cách, rồi làm thôi."
Diêu Viễn chợt thông suốt, hóa ra Đàm Duệ Khang ưu thương không phải vì bà mất, dù sao bà ra đi cũng rất an bình, bà chỉ là sang thế giới bên kia gặp ông ngoại mà thôi. Bà để lại hai đứa cháu này, đến lúc chúng biết quan tâm báo hiếu cho bà thì bà lại đi mất, giờ đang tựa vào nhau trong căn rạp trống trải, và lồng ngực trĩu nặng.
Nỗi khổ sở trong lòng Đàm Duệ Khang, có lẽ là vì người ba quá cố của mình.
Diêu Viễn vươn tay ra, ôm lấy Đàm Duệ Khang, để anh nằm trong lòng mình, cả hai thông qua cái lỗ hổng trên đỉnh rạp, nhìn dải sao sáng lấp lánh vắt ngang qua bầu trời đêm.
"Người thân, ba mẹ." Đàm Duệ Khang thì thào, "Sẽ có một ngày nào đó họ rời khỏi mình, Tiểu Viễn, đoạn đường còn lại, chúng ta chỉ có thể một mình vượt qua."
Diêu Viễn, "Vâng."
Trong giây phút ấy, dường như chớm có cái gì đấy rung động trong cõi lòng nó.
"Anh cũng vậy phải không?" Diêu Viễn hỏi khẽ, "Anh sẽ không rời bỏ em, phải không?"
Đàm Duệ Khang đáp, "Có lẽ là sẽ không, ừ, anh hứa với em, anh không bỏ em đâu."
Những đêm cuối hạ rất mát mẻ, bọn họ tựa vào nhau, Diêu Viễn ôm Đàm Duệ Khang, Đàm Duệ Khang nằm trong lòng Diêu Viễn, một chân gác lên ghế gỗ, hai đứa chìm vào giấc ngủ.
Sáng hôm sau có tay ai đó vuốt tóc Diêu Viễn, tiếng Triệu Quốc Cương vang lên, ông bảo, "Vô trong buồng ngủ đi con."
Diêu Viễn lơ mơ ngái ngủ đứng dậy, vô buồng xong là lăn ra giường ngủ tiếp, Đàm Duệ Khang thì đi đánh răng rửa mặt, bày bàn bày ghế, chuẩn bị tiếp đón khách khứa đến phúng viếng hôm nay.
Sáng hôm nay trong thôn náo nhiệt hẳn ra, Triệu Quốc Cương vừa đến, Diêu Viễn liền cảm nhận được thế nào là gia chủ chân chính xuất hiện, không cần nó với Đàm Duệ Khang chèo chống, dù sao thì việc tổ chức một tang lễ rất vất vả. Triệu Quốc Cương quen biết nhiều bà con xa họ hàng gần, đồng thời biết cách giao tế, ông tiếp chuyện mời rượu khách đến, bỏ tiền ra thuê người nấu đám, liên hệ đáp lễ khách.
"Tiền phúng điếu chỉ lấy đúng hai tệ thôi." Triệu Quốc Cương nói, "Phần lớn thì hồi lại, chúng ta không thiếu tiền mai táng, không thể nhận tiền của bà con láng giềng được."
Phía bên nhà mẹ của bà cũng có người đến, Triệu Quốc Cương rất tận tình tiếp đón, còn tặng cho họ mỗi người một bộ trải giường xịn mang về từ thành phố.
Khoảng sáu giờ sáng cả thôn rộn rịp hẳn lên, mọi người trong rạp nâng ly nâng chén, chơi oẳn tù tì, cười nói sang sảng tiễn đưa bà cụ sang thế giới bên kia.
Đến bảy giờ, núi xanh sương trắng phủ mờ, các cậu thanh niên trai tráng khênh quan tài lên núi, Triệu Quốc Cương dẫn hai đứa con trai dập đầu trước mộ phần, thắp nén hương, xuống núi thì chia bánh trái. Bọn họ quay về thu dọn rạp, tựa như một phần tất yếu của một vở diễn, sau cùng thì coi như đã diễn suôn sẻ, kết thúc một cách trọn vẹn.
Diêu Viễn đứng ở ngoài sân ôm gà đi cho hàng xóm, cười cám ơn họ đã giúp đỡ qua nay. Những gì có thể cho đều đem cho xong, nó đứng trên con đường chạy trước cửa nhà, mới ý thức được một chuyện, đây là sự kết thúc của một đoạn hồi ức. Ông bà không có con cháu ruột thịt, bọn nó không cần phải trở về mỗi dịp hè nữa rồi.
Người cuối cùng trong nơi chốn Đàm Duệ Khang từng nương thân đã giã từ cõi đời, từ nay căn nhà đóng cửa vĩnh viễn. Nhà bên cậu bên mẹ của Đàm Duệ Khang cũng thưa thớt, chưa kể ở nơi xa xôi, từ rày về sau, chỉ có hai đứa nó là thực sự cùng chảy chung một dòng màu trong thân thể mà thôi.
Ngay cả Triệu Quốc Cương cũng không thể coi là người thân của Đàm Duệ Khang, trên thế gian này người có chung huyết thống với Đàm Duệ Khang, chỉ còn mỗi mình Diêu Viễn.
Trưởng thôn cầm giấy tờ qua đưa cho Đàm Duệ Khang ký, anh và Diêu Viễn đều là người thừa kế, trước khi qua đời bà có để lại di chúc, căn nhà cũ ba mẹ Đàm Duệ Khang từng ở và thửa ruộng thuộc về anh, còn căn nhà lớn của hai ông bà thì chia ra hai gian cho Đàm Duệ Khang, hai gian cho Diêu Viễn.
Trừ những chuyện vụn vặt ra, thì có một chỗ trang sức bằng vàng nặng hai mươi gram hồi đó ông mua tặng bà, giờ chia ra phân nửa đưa cho vợ Diêu Viễn, nửa còn lại để dành cho vợ Đàm Duệ Khang.
Bà cụ một đời ghét ba của Đàm Duệ Khang đến giờ phút cuối cùng lại phân xử mọi việc một cách công bằng.
Triệu Quốc Cương nói với Diêu Viễn, "Mẹ con lúc còn sống cũng từng nói, lúc già muốn về quê làm ruộng, nuôi gà, sau này đợi các con có công ăn việc làm, ba sẽ đem tro cốt mẹ con về an táng ở đây, cả ba sau này cũng chôn cất nơi này, tiện cho các con thanh minh hằng năm về tảo mộ."
"Nơi này tốt mà." Diêu Viễn nói, "Anh hai, nhà và đất đều để cho anh hết, em không thể lấy đâu."
Nó không thể phân chia một chút tài sản nhỏ nhoi đó với Đàm Duệ Khang, bản thân nó đã có nhiều lắm rồi, Đàm Duệ Khang chỉ có từng ấy.
Đàm Duệ Khang cười bảo, "Đây là tâm nguyện của bà, sao lại không lấy được?"
Diêu Viễn lý sự, "Chúng mình ai lấy mà chẳng như nhau chứ?"
"Đúng vậy." Đàm Duệ Khang gật đầu, anh mím khóe miệng, ngón cái ấn mực đỏ, nắm lấy tay Diêu Viễn, dùng ngón cái nhẹ nhàng quẹt qua ngón cái của Diêu Viễn, ngón tay đan vào nhau, rồi cùng ấn xuống giấy tờ đất đai.
"Em cũng biết là như nhau mà phải không." Đàm Duệ Khang dịu dàng nói.
Dấu tay của cả hai in song song dưới cùng trang giấy, không phân biệt là nhà của ai, đất của ai, bốn phần văn kiện nơi nào có chủ sở hữu, nơi đó đều in dấu tay của Đàm Duệ Khang và Diêu Viễn.
"Yên trí đi." Đàm Duệ Khang ngồi xuống kí tên, cười bảo, "Sau này chúng ta có thể kiếm ra rất nhiều tiền, đây chỉ là một chốn kỷ niệm. Bao giờ có thời gian mình cùng quay về thăm viếng"
Trước lúc sắp đi, Diêu Viễn và Đàm Duệ Khang ở ngoài sân dập đầu lạy ba cái, Đàm Duệ Khang tiến lên đích thân khóa cửa lớn, lúc cánh cửa khép lại, Diêu Viễn nhìn thấy bức ảnh ông ngoại đi bộ đội năm ấy - nụ cười của ông và của Đàm Duệ Khang giống y như đúc.
Nó đứng trước di ảnh của bà, cảm thấy mọi thứ sao mà lạ lẫm, cái chết cách nó rất đỗi xa xôi, nếu không phải xảy ra đối với những người nó không quá gần gũi, thì cũng xảy ra lúc nó còn chưa hiểu chuyện. Bên cạnh có ai nói gì với nó, Diêu Viễn gật đầu trong vô thức, nó biết là bà ra đi rất nhẹ nhàng.
Hôm ấy mấy ông bạn của ba Đàm Duệ Khang đến thăm bà, còn mang biếu thứ gì đấy, bà bèn vội vàng hái cây đậu dưới mái hiên, định bụng xào đậu đãi khách dùng bữa, trò chuyện về ba của Đàm Duệ Khang, đầu bà ngả thấp dần sau mỗi câu nói, tựa vào bên khung cửa, rồi không nói gì nữa, nụ cười còn đọng trên mặt, cứ thế thanh thản ra đi.
Cái chết không đau đớn, không bệnh tật, hưởng thọ tám mươi bảy tuổi, có thể nói là chết lành.
Linh cữu được đưa đến nhà tang lễ trong thị trấn để đông lạnh, thời tiết nóng nực không thể để quan tài ở nhà, mấy người bạn của ba Đàm Duệ Khang cũng có mặt giúp đỡ, hôm bà mất chính họ đã mời người về khâm liệm cho bà.
Áo liệm, quan tài, phí mai táng, hết thảy đều được bà lo liệu chu đáo lúc sinh tiền, bà còn mời người về may áo liệm cho mình, cười vui vẻ mặc thử, không kiêng ky gì hết, soi gương ngắm nghía tỉ mỉ, rồi với về người đàn bà đưa áo liệm tới rằng, "Thêm cho bà một cái đai lưng đi, vậy là bà có thể mặc áo đẹp đi gặp ông nó rồi."
Hồi đó trong làng ai cũng bảo bà suy nghĩ thoáng, sống lạc quan yêu đời. Diêu Viễn nghe kể mà cũng không nhịn được, nở nụ cười.
Mắt Đàm Duệ Khang đỏ au, anh tất bật trước sau, mời người đến dựng rạp, thuê mấy cái quạt máy, loay hoay mời bà con láng giềng đến phúng viếng ngồi trong rạp uống trà, hầu chuyện. Hồi còn sống ông bà giúp đỡ không ít người, nên giờ người ta cứ lũ lượt kéo tới.
Lúc không có ai, Đàm Duệ Khang ngồi lặng lẽ trong rạp, ngẩn người ra, mắt hoen đỏ.
Diêu Viễn biết trong lòng anh khó chịu, lại không biết phải làm gì cho anh, một hồi sau nó đến bên cạnh Đàm Duệ Khang, nói.
"Nè."
Đàm Duệ Khang "?"
Diêu Viễn ấn khởi động máy PSONE, nói, "Cho anh coi cái này."
Đàm Duệ Khang dán mắt lại nhìn, Diêu Viễn ấn mấy cái, con Sonic siêu tốc trên màn hình cuộn tròn vo, nhảy qua vách núi, ầm một tiếng phun ra lửa, cán con quái vật dẹp lép như con tép.
Diêu Viễn nói, "Nó còn nhảy múa được nữa, anh coi nè."
Con Sonic trên màn hình ăn trái táo xong nhảy loi choi loi choi, Diêu Viễn cau mày, "Cơ mà em bị mắc kẹt ở đây. Chơi màn này cứ bị kẹt hoài, bực ghê."
Đàm Duệ Khang cầm PSONE, chỗ Diêu Viễn bị kẹt anh cũng qua không được, hai đứa chụm đầu lại ấn tạch tạch tạch tạch, hồi sau có khách tới, Diêu Viễn chủ động đứng dậy đi đón khách, còn Đàm Duệ Khang ngồi một góc chơi Sonic siêu tốc đại chiến.
Tròn một giờ sau, Đàm Duệ Khang thở phào một hơi, cười bảo, "Qua rồi nè!"
Qua là được rồi, Diêu Viễn nhận lại máy điện tử, lòng mừng khấp khởi, tỏ ý bảo anh đi tiếp khách, Đàm Duệ Khang rửa mặt xong ra ngồi xuống châm trà.
Hôm sau người đến còn đông hơn, Diêu Viễn tiếp hết lớp này đến lớp khác, nó rên, "Sao nhiều người dữ vậy trời."
Đàm Duệ Khang bảo, "Lúc ông cả mất mới gọi là đông." Diêu Viễn thắc mắc, "Sao khi ấy không gọi em về?"
Đàm Duệ Khang đi xếp vòng hoa, trả lời, "Lúc đó em đang chuẩn bị thi lên cấp hai, không thể làm em phân tâm."
Diêu Viễn nhìn Đàm Duệ Khang vất vả như vậy, bản thân mình thì lại không giúp ích được gì, bèn nói thẳng ra, "Em đã đến đây rồi, em nên làm gì đó chứ?"
"Để em làm cho." Diêu Viễn nói.
Đàm Duệ Khang đáp, "Em đừng bị trúng nắng là anh đã cảm ơn trời đất rồi." Diêu Viễn, "..."
Đàm Duệ Khang cười cười, kêu nó ngồi xuống lo việc nhận phúng điếu, anh nói, "Em ghi chép phúng điếu đi."
Diêu Viễn không biết nói tiếng địa phương, thế là cắm cúi vào quyển vở, thu nhận đồ phúng điếu của người khác. Đàm Duệ Khang đi kiếm vải đen, chuẩn bị đồ tang, làm cái băng tang đeo trên tay nó, anh nghiêm nghị nói, "Tiểu Viễn, ông bà không có cháu nội, anh là chi thứ, em là cháu ngoại, hai đứa mình đều cách nhau một bậc, giờ không phân chia rõ ràng ai với ai, cả hai đều là cháu ruột, cùng để tang cho bà."
Diêu Viễn dạ một tiếng, cất tiền cẩn thận, rồi nghiêng người để Đàm Duệ Khang đeo băng tang, Đàm Duệ Khang dạy nó ghi chép lại đồ phúng điếu rõ ràng, sau này còn phải trả lại cho người ta món ân tình này.
Hai đứa bận bịu đến đêm hôm khuya khoắt, ngoài kia tắt đèn tối om om, bầu trời đầy sao lại hiện lên, Đàm Duệ Khang xếp bàn vuông ghế gỗ chồng lên nhau, bày một cái giường lưới thép ở trong góc rạp, trải chiếu ra, rồi chụm đầu với Diêu Viễn tính toán, ghi chép đồ phúng điếu xong, mới coi như kết thúc một ngày.
Trong góc rạp yên tĩnh, hai đứa đốt thuốc, Diêu Viễn tựa vào vai Đàm Duệ Khang, nhìn di ảnh bà ngoại ở chính giữa, khẽ lẩm bẩm, "Sao anh biết làm hết những việc này?"
Đàm Duệ Khang chăm chú nhìn điếu thuốc trên tay, hỏi lại, "Việc gì?"
Diêu Viễn đáp, "Phát tang, liên hệ bên nhà tang lễ, nhận đồ phúng điếu vân vân các thứ."
Đàm Duệ Khang mỉm cười, nghiêng đầu nhìn nó, thì thầm, "Khó hiểu lắm đúng không? Một ngày nào đó em cũng sẽ như anh thôi."
Diêu Viễn nói, "Em..."
Diêu Viễn thầm suy nghĩ một hồi, quả thực một ngày nào đấy nó cũng phải đối mặt với chuyện này, một ngày nào đấy Triệu Quốc Cương đi về cõi vĩnh hằng, nó sẽ phải làm những việc tương tự, đích thân lo liệu tang sự, nhưng nó lại chẳng biết làm gì cả, ngay cả số điện thoại nhà tang lễ cũng chẳng biết.
Đàm Duệ Khang bỗng nhiên ngẩn người ra nói, "Hồi ba anh mất, anh cũng nghĩ như em hiện tại, mình phải làm gì bây giờ? Anh phải đưa tiễn ba mình đến nơi an nghỉ cuối cùng, tổ chức tang lễ cho ông ấy, nhưng đâu có ai dạy anh phải làm thế nào, không ai cả. Anh chỉ có thể hỏi khắp xung quanh xem mình cần phải làm gì, hỏi bà cả, hỏi hàng xóm, dần dần cũng biết cách, rồi làm thôi."
Diêu Viễn chợt thông suốt, hóa ra Đàm Duệ Khang ưu thương không phải vì bà mất, dù sao bà ra đi cũng rất an bình, bà chỉ là sang thế giới bên kia gặp ông ngoại mà thôi. Bà để lại hai đứa cháu này, đến lúc chúng biết quan tâm báo hiếu cho bà thì bà lại đi mất, giờ đang tựa vào nhau trong căn rạp trống trải, và lồng ngực trĩu nặng.
Nỗi khổ sở trong lòng Đàm Duệ Khang, có lẽ là vì người ba quá cố của mình.
Diêu Viễn vươn tay ra, ôm lấy Đàm Duệ Khang, để anh nằm trong lòng mình, cả hai thông qua cái lỗ hổng trên đỉnh rạp, nhìn dải sao sáng lấp lánh vắt ngang qua bầu trời đêm.
"Người thân, ba mẹ." Đàm Duệ Khang thì thào, "Sẽ có một ngày nào đó họ rời khỏi mình, Tiểu Viễn, đoạn đường còn lại, chúng ta chỉ có thể một mình vượt qua."
Diêu Viễn, "Vâng."
Trong giây phút ấy, dường như chớm có cái gì đấy rung động trong cõi lòng nó.
"Anh cũng vậy phải không?" Diêu Viễn hỏi khẽ, "Anh sẽ không rời bỏ em, phải không?"
Đàm Duệ Khang đáp, "Có lẽ là sẽ không, ừ, anh hứa với em, anh không bỏ em đâu."
Những đêm cuối hạ rất mát mẻ, bọn họ tựa vào nhau, Diêu Viễn ôm Đàm Duệ Khang, Đàm Duệ Khang nằm trong lòng Diêu Viễn, một chân gác lên ghế gỗ, hai đứa chìm vào giấc ngủ.
Sáng hôm sau có tay ai đó vuốt tóc Diêu Viễn, tiếng Triệu Quốc Cương vang lên, ông bảo, "Vô trong buồng ngủ đi con."
Diêu Viễn lơ mơ ngái ngủ đứng dậy, vô buồng xong là lăn ra giường ngủ tiếp, Đàm Duệ Khang thì đi đánh răng rửa mặt, bày bàn bày ghế, chuẩn bị tiếp đón khách khứa đến phúng viếng hôm nay.
Sáng hôm nay trong thôn náo nhiệt hẳn ra, Triệu Quốc Cương vừa đến, Diêu Viễn liền cảm nhận được thế nào là gia chủ chân chính xuất hiện, không cần nó với Đàm Duệ Khang chèo chống, dù sao thì việc tổ chức một tang lễ rất vất vả. Triệu Quốc Cương quen biết nhiều bà con xa họ hàng gần, đồng thời biết cách giao tế, ông tiếp chuyện mời rượu khách đến, bỏ tiền ra thuê người nấu đám, liên hệ đáp lễ khách.
"Tiền phúng điếu chỉ lấy đúng hai tệ thôi." Triệu Quốc Cương nói, "Phần lớn thì hồi lại, chúng ta không thiếu tiền mai táng, không thể nhận tiền của bà con láng giềng được."
Phía bên nhà mẹ của bà cũng có người đến, Triệu Quốc Cương rất tận tình tiếp đón, còn tặng cho họ mỗi người một bộ trải giường xịn mang về từ thành phố.
Khoảng sáu giờ sáng cả thôn rộn rịp hẳn lên, mọi người trong rạp nâng ly nâng chén, chơi oẳn tù tì, cười nói sang sảng tiễn đưa bà cụ sang thế giới bên kia.
Đến bảy giờ, núi xanh sương trắng phủ mờ, các cậu thanh niên trai tráng khênh quan tài lên núi, Triệu Quốc Cương dẫn hai đứa con trai dập đầu trước mộ phần, thắp nén hương, xuống núi thì chia bánh trái. Bọn họ quay về thu dọn rạp, tựa như một phần tất yếu của một vở diễn, sau cùng thì coi như đã diễn suôn sẻ, kết thúc một cách trọn vẹn.
Diêu Viễn đứng ở ngoài sân ôm gà đi cho hàng xóm, cười cám ơn họ đã giúp đỡ qua nay. Những gì có thể cho đều đem cho xong, nó đứng trên con đường chạy trước cửa nhà, mới ý thức được một chuyện, đây là sự kết thúc của một đoạn hồi ức. Ông bà không có con cháu ruột thịt, bọn nó không cần phải trở về mỗi dịp hè nữa rồi.
Người cuối cùng trong nơi chốn Đàm Duệ Khang từng nương thân đã giã từ cõi đời, từ nay căn nhà đóng cửa vĩnh viễn. Nhà bên cậu bên mẹ của Đàm Duệ Khang cũng thưa thớt, chưa kể ở nơi xa xôi, từ rày về sau, chỉ có hai đứa nó là thực sự cùng chảy chung một dòng màu trong thân thể mà thôi.
Ngay cả Triệu Quốc Cương cũng không thể coi là người thân của Đàm Duệ Khang, trên thế gian này người có chung huyết thống với Đàm Duệ Khang, chỉ còn mỗi mình Diêu Viễn.
Trưởng thôn cầm giấy tờ qua đưa cho Đàm Duệ Khang ký, anh và Diêu Viễn đều là người thừa kế, trước khi qua đời bà có để lại di chúc, căn nhà cũ ba mẹ Đàm Duệ Khang từng ở và thửa ruộng thuộc về anh, còn căn nhà lớn của hai ông bà thì chia ra hai gian cho Đàm Duệ Khang, hai gian cho Diêu Viễn.
Trừ những chuyện vụn vặt ra, thì có một chỗ trang sức bằng vàng nặng hai mươi gram hồi đó ông mua tặng bà, giờ chia ra phân nửa đưa cho vợ Diêu Viễn, nửa còn lại để dành cho vợ Đàm Duệ Khang.
Bà cụ một đời ghét ba của Đàm Duệ Khang đến giờ phút cuối cùng lại phân xử mọi việc một cách công bằng.
Triệu Quốc Cương nói với Diêu Viễn, "Mẹ con lúc còn sống cũng từng nói, lúc già muốn về quê làm ruộng, nuôi gà, sau này đợi các con có công ăn việc làm, ba sẽ đem tro cốt mẹ con về an táng ở đây, cả ba sau này cũng chôn cất nơi này, tiện cho các con thanh minh hằng năm về tảo mộ."
"Nơi này tốt mà." Diêu Viễn nói, "Anh hai, nhà và đất đều để cho anh hết, em không thể lấy đâu."
Nó không thể phân chia một chút tài sản nhỏ nhoi đó với Đàm Duệ Khang, bản thân nó đã có nhiều lắm rồi, Đàm Duệ Khang chỉ có từng ấy.
Đàm Duệ Khang cười bảo, "Đây là tâm nguyện của bà, sao lại không lấy được?"
Diêu Viễn lý sự, "Chúng mình ai lấy mà chẳng như nhau chứ?"
"Đúng vậy." Đàm Duệ Khang gật đầu, anh mím khóe miệng, ngón cái ấn mực đỏ, nắm lấy tay Diêu Viễn, dùng ngón cái nhẹ nhàng quẹt qua ngón cái của Diêu Viễn, ngón tay đan vào nhau, rồi cùng ấn xuống giấy tờ đất đai.
"Em cũng biết là như nhau mà phải không." Đàm Duệ Khang dịu dàng nói.
Dấu tay của cả hai in song song dưới cùng trang giấy, không phân biệt là nhà của ai, đất của ai, bốn phần văn kiện nơi nào có chủ sở hữu, nơi đó đều in dấu tay của Đàm Duệ Khang và Diêu Viễn.
"Yên trí đi." Đàm Duệ Khang ngồi xuống kí tên, cười bảo, "Sau này chúng ta có thể kiếm ra rất nhiều tiền, đây chỉ là một chốn kỷ niệm. Bao giờ có thời gian mình cùng quay về thăm viếng"
Trước lúc sắp đi, Diêu Viễn và Đàm Duệ Khang ở ngoài sân dập đầu lạy ba cái, Đàm Duệ Khang tiến lên đích thân khóa cửa lớn, lúc cánh cửa khép lại, Diêu Viễn nhìn thấy bức ảnh ông ngoại đi bộ đội năm ấy - nụ cười của ông và của Đàm Duệ Khang giống y như đúc.