Đặc Ân Hay Kiếp Nạn
Chương 65: mấy năm- mấy đời
Cảnh Thiên không vội trở lại công ty như nhiều người dự đoán, mà ông thong dong đi câu cá. Dĩnh Sa tự tìm tới hồ câu, lặng yên đợi chờ ông ấy để tránh làm phiền thú vui tao nhã sau nhiều ngày bị gò bó trong trại giam.
Đến khi nhìn xô nước có hai con cá tương đối lớn, người đàn ông trung niên mới gật gù hài lòng và gác cần câu.
Dĩnh Sa nhận thấy tóc ông ấy bạc nhiều hơn, nhưng sắc mặt vẫn tinh anh hồng hào, thần thái khoan thai không hề suy sút.
Cô chu đáo mở chai nước khoáng và thận trọng mời ông ấy. Bạch Cảnh Thiên đăm chiêu nhìn cô, cũng hòa nhã nhận chai nước về tay. Uống vài ngụm, ông ấy mới thư thái ngả người ra chiếc ghế vải dù kiểu camping.
- Thấy hai con cá này thế nào?
Dĩnh Sa nhìn hai con cá bơi trong chiếc xô chật hẹp, đuôi quấy vẩy nước bắn cả ra ngoài tự nhiên thấy tội nghiệp.
- Có thể chế biến đủ dùng cho một nhà ba người ạ.
Cô không xu nịnh khen ngợi tài cầu cá của chủ tịch hay kích thích khá lớn của hai con cá, cũng biết ngài ấy đi cầu cho vui, để yên tĩnh suy nghĩ về sự đời chứ mục đích không phải đi câu để làm thức ăn.
Vậy mà cô vẫn nói. Nhà ba người, ý là nhắc khéo chủ tịch hãy gọi con trai về nhà ăn một bữa cơm. Từ khi ông ấy ra tù, Bạch Anh Tử mới tới thăm mà không ở bên bố lâu. Dĩnh Sa sợ vì mình mà hai bố con nhà họ Bạch trở nên bất hòa và xa cách.
Bạch Cảnh Thiên nghe vậy liền bật cười.
- Hợp lý! Hồi Anh Tử còn nhỏ, mỗi lần ta đi câu về nó đều háo hức chạy ra ngó thành quả. Ta không câu lâu, chỉ cần đủ hai con thì sẽ lập tức trở về. Một con cho vợ, một con cho con trai. Nếu có cá lớn cá nhỏ, thì sẽ là cá lớn cho mẹ thăng bé. Tuy là con một, nhưng nó là đứa trẻ ngoan, bản chất yêu thương gia đình, và cực kỳ yêu mẹ. Bạch Anh Tử chưa bao giờ mè nheo đòi cá lớn, mà vui vẻ với cá nhỏ của mình. Lớn lên nó mới bộc lộ cá tính mạnh và ngỗ ngược một chút. Cũng không trách được. Ngoan quá không hẳn đã tốt.
Dĩnh Sa làm việc cho chủ tịch bao lâu, cô hiểu ý tứ của người ta.
Ông ấy đang khoe khéo rằng mình thương yêu vợ con, Anh Tử cũng là người đàn ông coi trọng mẹ. Kỉ niệm từ thuở con cái còn thơ mà ông ấy vẫn nhớ, nhắc lại với giọng điệu vui vẻ tự hào chứng tỏ ngay cả khi con cái trưởng thành, ông ấy vẫn sẽ quan tâm lo lắng.
Ý là nhắc nhẹ, cô làm gì thì làm, đừng phụ lòng ông ấy và cố phu nhân.
Dĩnh Sa lủi thủi gật đầu.
Vầng.Cháu nói xem, làm món gì thì ngon.Ông ấy lại gọi cô là "cháu", giống cái lần ông phản đối cô yêu Bạch Anh Tử.
Bữa cá này cô không hề có phần, nhưng lại phải nghĩ chế biến thế nào cho ngon. Đúng là chua chát.
- Dạ, làm kiểu địa trung hải ạ. Ngài và cậu chủ có sở thích giống nhau, thích món cá thanh đạm ít dầu mỡ. Như vậy cũng tốt cho sức khỏe.
Bao lâu rồi, cô mới gọi bạn trai bằng cái danh xưng phân chia thứ bậc cao thấp. Cô biết khẩu vị của anh, tiếc là
chua nลิ่น cho anh dudc lan nao.
Chủ tịch Bạch khá hài lòng với sự biết điều và bộc bạch của thân tín. Ông không nói thêm gì, mà đăm chiêu nhìn ra xa. Mặt hồ tĩnh không một sự xao động nào.
Cô mạnh dạn đưa đơn xin việc đặt trên mặt bàn, Bạch Cảnh Thiên lướt qua và ánh mắt hơi phức tạp.
- Không buông được đoạn tình cảm, nên mới rút lui?
Cô chỉ chớp nhẹ mắt, nội tâm bị vạch trần trong giây lát.
- Cháu xin lỗi chủ tịch.
Bạch Cảnh Thiên mỉm cười.
- Con người mà, ai cũng có nỗi niềm vương vấn. Cuộc sống này, lựa chọn thế nào cũng sẽ có lúc hối hận và hoài nghi. Việc có thể làm là sống có trách nhiệm và hài lòng với lựa chọn của mình. Thế mới bớt day dứt ân hận. Nếu cháu cắt được tình, thì đã không nghỉ việc, thì đã quay đầu làm một trợ lý cấp cao vô cùng được việc và có chút lạnh lùng, nhẫn tâm như trước khi Anh Tử về nước. Ta đề cao sự tự giác của cháu. Cháu đủ sức để bày mưu tính kế, đề Anh Tử sống chết giữ cháu bên cạnh. Nhưng cháu đã không làm thế. Sống đến tuổi này, lăn lộn trên thương trường bao năm, gặp đủ các hạng người, ta vốn tin con người có thể lật kèo và nuốt lời, phản bội và hãm hại nhau chỉ để đạt được lợi ích tốt nhất cho bản thân. Cháu là người trẻ có tài, có tham vọng, có ý chí. Ta sẽ không để cháu thiệt thòi. Sau nghỉ việc, cháu hoàn toàn có thể sống sung túc tới già.
Dĩnh Sa nghe không sót từ nào, cô gượng cười cảm ơn.
- Những gì chủ tịch và cố phu nhân dành cho cháu suốt thời gian qua đã là quá nhiều rồi ạ. Lòng tốt của ngài cháu xin khắc ghi, còn về sau nghỉ việc, cháu tự lo cho mình được, ngài không cần phiền lòng mà hãy cứ yên tâm
- Minh Hi, cháu làm việc cho ta rất tốt, điều này không thể phủ nhận. Công tư phân minh, việc nào ra việc nấy. Ta không hẹp hòi để chuyện nhà ảnh hưởng tới chuyện công ty. Coi như tiền thưởng thâm niên Thiên Bạch dành cho nhân viên ưu tú, công nhận những cống hiến của cháu.
Toàn là lời khen, tri ân và ghi nhận. Nếu là cô gái khác có lẽ đã nảy lên hi vọng bố bạn trai sẽ suy nghĩ tích cực hơn về mình. Nhưng Dĩnh Sa biết ông chủ không đơn giản như vậy.
Y như rằng, câu tiếp theo của ông ấy đúng kiểu vừa xoa vừa đấm, trực tiếp xát muối vào nỗi đau của cô như một lời nhắc nhở chí mạng mà đanh thép.
- Cháu đã rất nỗ lực, năm này qua năm khác. Có điều nỗ lực mấy đời nhà họ Bạch, sao phải so sánh với mấy năm đèn sách, bươn chải làm việc của cháu.
Sa Dĩnh Sa không mang tên Trần Minh Hi, con người có xuất chúng bao nhiêu, cũng không sánh bằng nền tảng mấy đời của nhà người ta.
Cô là bông hoa héo tàn, anh là áng mây cao vời vợi. Làm gì có cái cây nào vươn thân tới tận trời xanh?
Đến khi nhìn xô nước có hai con cá tương đối lớn, người đàn ông trung niên mới gật gù hài lòng và gác cần câu.
Dĩnh Sa nhận thấy tóc ông ấy bạc nhiều hơn, nhưng sắc mặt vẫn tinh anh hồng hào, thần thái khoan thai không hề suy sút.
Cô chu đáo mở chai nước khoáng và thận trọng mời ông ấy. Bạch Cảnh Thiên đăm chiêu nhìn cô, cũng hòa nhã nhận chai nước về tay. Uống vài ngụm, ông ấy mới thư thái ngả người ra chiếc ghế vải dù kiểu camping.
- Thấy hai con cá này thế nào?
Dĩnh Sa nhìn hai con cá bơi trong chiếc xô chật hẹp, đuôi quấy vẩy nước bắn cả ra ngoài tự nhiên thấy tội nghiệp.
- Có thể chế biến đủ dùng cho một nhà ba người ạ.
Cô không xu nịnh khen ngợi tài cầu cá của chủ tịch hay kích thích khá lớn của hai con cá, cũng biết ngài ấy đi cầu cho vui, để yên tĩnh suy nghĩ về sự đời chứ mục đích không phải đi câu để làm thức ăn.
Vậy mà cô vẫn nói. Nhà ba người, ý là nhắc khéo chủ tịch hãy gọi con trai về nhà ăn một bữa cơm. Từ khi ông ấy ra tù, Bạch Anh Tử mới tới thăm mà không ở bên bố lâu. Dĩnh Sa sợ vì mình mà hai bố con nhà họ Bạch trở nên bất hòa và xa cách.
Bạch Cảnh Thiên nghe vậy liền bật cười.
- Hợp lý! Hồi Anh Tử còn nhỏ, mỗi lần ta đi câu về nó đều háo hức chạy ra ngó thành quả. Ta không câu lâu, chỉ cần đủ hai con thì sẽ lập tức trở về. Một con cho vợ, một con cho con trai. Nếu có cá lớn cá nhỏ, thì sẽ là cá lớn cho mẹ thăng bé. Tuy là con một, nhưng nó là đứa trẻ ngoan, bản chất yêu thương gia đình, và cực kỳ yêu mẹ. Bạch Anh Tử chưa bao giờ mè nheo đòi cá lớn, mà vui vẻ với cá nhỏ của mình. Lớn lên nó mới bộc lộ cá tính mạnh và ngỗ ngược một chút. Cũng không trách được. Ngoan quá không hẳn đã tốt.
Dĩnh Sa làm việc cho chủ tịch bao lâu, cô hiểu ý tứ của người ta.
Ông ấy đang khoe khéo rằng mình thương yêu vợ con, Anh Tử cũng là người đàn ông coi trọng mẹ. Kỉ niệm từ thuở con cái còn thơ mà ông ấy vẫn nhớ, nhắc lại với giọng điệu vui vẻ tự hào chứng tỏ ngay cả khi con cái trưởng thành, ông ấy vẫn sẽ quan tâm lo lắng.
Ý là nhắc nhẹ, cô làm gì thì làm, đừng phụ lòng ông ấy và cố phu nhân.
Dĩnh Sa lủi thủi gật đầu.
Vầng.Cháu nói xem, làm món gì thì ngon.Ông ấy lại gọi cô là "cháu", giống cái lần ông phản đối cô yêu Bạch Anh Tử.
Bữa cá này cô không hề có phần, nhưng lại phải nghĩ chế biến thế nào cho ngon. Đúng là chua chát.
- Dạ, làm kiểu địa trung hải ạ. Ngài và cậu chủ có sở thích giống nhau, thích món cá thanh đạm ít dầu mỡ. Như vậy cũng tốt cho sức khỏe.
Bao lâu rồi, cô mới gọi bạn trai bằng cái danh xưng phân chia thứ bậc cao thấp. Cô biết khẩu vị của anh, tiếc là
chua nลิ่น cho anh dudc lan nao.
Chủ tịch Bạch khá hài lòng với sự biết điều và bộc bạch của thân tín. Ông không nói thêm gì, mà đăm chiêu nhìn ra xa. Mặt hồ tĩnh không một sự xao động nào.
Cô mạnh dạn đưa đơn xin việc đặt trên mặt bàn, Bạch Cảnh Thiên lướt qua và ánh mắt hơi phức tạp.
- Không buông được đoạn tình cảm, nên mới rút lui?
Cô chỉ chớp nhẹ mắt, nội tâm bị vạch trần trong giây lát.
- Cháu xin lỗi chủ tịch.
Bạch Cảnh Thiên mỉm cười.
- Con người mà, ai cũng có nỗi niềm vương vấn. Cuộc sống này, lựa chọn thế nào cũng sẽ có lúc hối hận và hoài nghi. Việc có thể làm là sống có trách nhiệm và hài lòng với lựa chọn của mình. Thế mới bớt day dứt ân hận. Nếu cháu cắt được tình, thì đã không nghỉ việc, thì đã quay đầu làm một trợ lý cấp cao vô cùng được việc và có chút lạnh lùng, nhẫn tâm như trước khi Anh Tử về nước. Ta đề cao sự tự giác của cháu. Cháu đủ sức để bày mưu tính kế, đề Anh Tử sống chết giữ cháu bên cạnh. Nhưng cháu đã không làm thế. Sống đến tuổi này, lăn lộn trên thương trường bao năm, gặp đủ các hạng người, ta vốn tin con người có thể lật kèo và nuốt lời, phản bội và hãm hại nhau chỉ để đạt được lợi ích tốt nhất cho bản thân. Cháu là người trẻ có tài, có tham vọng, có ý chí. Ta sẽ không để cháu thiệt thòi. Sau nghỉ việc, cháu hoàn toàn có thể sống sung túc tới già.
Dĩnh Sa nghe không sót từ nào, cô gượng cười cảm ơn.
- Những gì chủ tịch và cố phu nhân dành cho cháu suốt thời gian qua đã là quá nhiều rồi ạ. Lòng tốt của ngài cháu xin khắc ghi, còn về sau nghỉ việc, cháu tự lo cho mình được, ngài không cần phiền lòng mà hãy cứ yên tâm
- Minh Hi, cháu làm việc cho ta rất tốt, điều này không thể phủ nhận. Công tư phân minh, việc nào ra việc nấy. Ta không hẹp hòi để chuyện nhà ảnh hưởng tới chuyện công ty. Coi như tiền thưởng thâm niên Thiên Bạch dành cho nhân viên ưu tú, công nhận những cống hiến của cháu.
Toàn là lời khen, tri ân và ghi nhận. Nếu là cô gái khác có lẽ đã nảy lên hi vọng bố bạn trai sẽ suy nghĩ tích cực hơn về mình. Nhưng Dĩnh Sa biết ông chủ không đơn giản như vậy.
Y như rằng, câu tiếp theo của ông ấy đúng kiểu vừa xoa vừa đấm, trực tiếp xát muối vào nỗi đau của cô như một lời nhắc nhở chí mạng mà đanh thép.
- Cháu đã rất nỗ lực, năm này qua năm khác. Có điều nỗ lực mấy đời nhà họ Bạch, sao phải so sánh với mấy năm đèn sách, bươn chải làm việc của cháu.
Sa Dĩnh Sa không mang tên Trần Minh Hi, con người có xuất chúng bao nhiêu, cũng không sánh bằng nền tảng mấy đời của nhà người ta.
Cô là bông hoa héo tàn, anh là áng mây cao vời vợi. Làm gì có cái cây nào vươn thân tới tận trời xanh?